LÀM SAO CỬA HÀNG KHỐNG CHẾ ĐƯỢC
CHẤT LƯỢNG HÀNG NHẬP?
Chúng ta đến cửa hàng mua sản phẩm đều hy vọng chất lượng sản phẩm mua được tốt hơn một chút, do vậy khi lực chọn hàng hoá nói chung, đầu tiên phải đọc kỹ chứng nhận chất lượng hàng hoá. Cũng như vậy, để giữ uy tín khi nhập hàng, cửa hàng cũng cần phải đóng chất lượng hàng nhập kho cho tốt. Vậy thì cửa hàng làm thế nào để khống chế chất lượng hàng nhập đây?
Trên thực tế, trước khi cửa hàng nhập sản phẩm thì cũng phải đọc trước chứng nhận chất lượng hàng hoá, ngoài ra còn phải kiểm tra chất lượng hàng nhập đó. Chúng ta hãy lấy một ví dụ để chứng minh cửa hàng làm thế nào để kiểm tra hàng hoá.
Giả dụ cửa hàng muốn tiêu thụ một lô bóng đèn của một xưởng nào đó, trong giấy hướng dẫn sử dụng mà nhà máy cung cấp cho cửa hàng bảo đảm tuổi thọ sử dụng của lô bóng đèn này không dưới 2000 giờ, tiêu chuẩn sai số là 200 giờ. Cửa hàng muốn biết chất lượng của lô bóng đèn này đúng như lời của nhà máy nói hay không thì kiểm tra 10 chiếc bất kỳ, trong đó tuổi thọ sử dụng đo được lần lượt là (đơn vị : giờ): 2250, 1580, 1790, 3020, 1850, 2360, 1430, 2050, 1960, 1690. Tuổi thọ sử dụng bình quân của 10 bóng đèn này là 1998 giờ, thấp hơn so với số 2000giờ, điều này phải chăng nói lên rằng chất lượng của lô bóng đèn này không giống như những gì mà nhà máy đảm bảo. Do vậy cửa hàng sẽ không nhập hàng ư?
Câu trả lời này là sai, vì cái mà nhà máy đảm bảo là tuổi thọ bình quân của toàn bộ lô bóng đèn này không quá 2000 giờ, mà cửa hàng chỉ lựa chọn lấy 10 chiếc trong đó để kiểm tra, kết quả kiểm tra có tính ngẫu nhiên nhất định chứ không thể hoàn toàn đại diện cho toàn bộ lô hàng. Có thể tuổi thọ sử dụng trung bình của lô hàng này thực sự lớn hơn 2000 giờ, nếu cửa hàng này từ chối không nhập hàng do tuổi thọ trung bình của 10 chiếc bóng đèn lấy làm mẫu nhỏ hơn 2000 thì có thể phạm phải lỗi bác bỏ cái đúng. Do tuổi thọ sử dụng của mỗi một chiếc bóng đèn không thể giống nhau, khi lựa chọn kiểm tra hàng mẫu cũng có tính ngẫu nhiên, vì vậy hoàn toàn không mắc sai lầm là không thể, cho dù là nhà máy hay cửa hàng cũng đều hy vọng khả năng phạm phải sai lầm này thấp nhất, nếu như nói khống chế trong 10% thì cần phải dùng đến phương pháp thống kê.
Căn cứ vào những kinh nghiệm đã qua, tuổi thọ sử dụng của lô bóng đèn này phần lớn đạt đến gần tuổi thọ sử dụng bình quân của nó, những bóng đèn kém về tuổi thọ bình quân chỉ chiếm số ít, nói bằng ngôn ngữ thống kê, tuổi thọ sử dụng của lô bóng đèn này xấp xỉ trạng thái phân bố phục tùng. Do vậy, nếu chất lượng của lô hàng này thật sự không như những gì mà nhà máy nói thì sự lựa chọn ngẫu nhiên 10 chiếc để kiểm tra thì tuổi thọ bình quân của nó cũng gần đến 2000 giờ, theo tính toán, khả năng tuổi thọ bình quân thấp hơn 1919h không vượt quá 10%. Nếu kết quả kiểm tra thấp hơn 1919h, cửa hàng cho rằng hàng không đạt và không nhận hàng, lúc này khả năng phạm sai lầm bác bỏ cái đúng không vượt quá 10%. Nhưng kết quả kiểm nghiệm hiện tại là 1998h, do vậy cửa hàng không nên từ chối nhập lô.
Dĩ nhiên, đối lập với sai lầm bác bỏ cái đúng là sai lầm chấp chân cái sai. Chấp nhận cái sai ở đây là chỉ chất lượng sản phẩm không đạt (hàng giả), nhưng kết quả của mẫu kiểm tra lại khá tốt, vì thế cửa hàng đã nhập sản phẩm mà chất lượng không đạt. Trong kiểm tra, phạm sai lầm loại này cũng không thể tránh khỏi, nhưng cũng có thể khống chế khả năng phạm loại sai lầm này trong một tỉ lệ phần trăm nhất định.