LÀM THẾ NÀO ĐỂ XEM XÉT MỘT CÁCH CHÍNH XÁC
BẢN ĐỒ SAO ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC VÌ SAO?
Coi mặt cầu của thiên thể là hình chiếu của vị trí lên mặt phẳng, bản đồ được vẽ để biểu thị vị trí, độ cao và hình thái của chúng được gọi là bản đồ sao, nó là một trong những công cụ cơ bản để quan sát thiên văn. Trên bản đồ sao thường có toạ độ, đa số bản đồ sao thường dùng đường kinh tuyến và vĩ tuyến màu đỏ để biểu thị vị trí của sao. Độ sáng của sao được dùng cấp sao để biểu thị. Từ rất lâu rồi chúng ta đã phân chia mấy nghìn ngôi sao mà mắt thường có thể nhìn thấy được thành sáu cấp. Cấp sáng nhất được gọi là sao cấp 1, có khoảng 20 ngôi, tiếp đó là sao cấp 2, mờ hơn nữa là sao cấp 3, 4, 5, loại sao mà dùng mắt thường nhưng phải cố gắng mới có thể nhìn thấy thì gọi là cấp 6. Độ sáng kém dần theo từng cấp sao, độ sáng chênh lệch nhau 2,5 lần, sao cấp một sáng hơn sao cấp sáu 100 lần.
Việc nhận biết các vì sao thì không khó, nhưng không được tham nhiều, tham nhanh, mỗi lần nhận biết có thể ít đi một chút, nhưng đã nhận biết được rồi thì phải nhớ kỹ nó, lần sau nhìn thấy nó phải gọi được tên của nó. Phương hướng trong bản đồ 1à phía Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông ở bên trái, Tây ở bên phải, nếu làm sai thì xem xong bản đồ sao cũng vẫn không tìm thấy được sao. Để nhận biết phương hướng, người xưa đã phân chia sao thành từng chùm một, và những đường nét trong tưởng tượng, nối từng nhóm sao lại gọi là chòm sao. Trên toàn bầu trời tất cả được phân làm 88 chòm sao, mỗi chòm sao đều có hình dạng nhất định, và được gọi tên. Ví dụ: ''Chòm sao Đại Hùng'', ''Chòm sao Tiểu Hùng'', ''Chòm sao Người đi săn'', ''Chòm sao Tiên Vương'', '' Chòm sao Tiên Nữ''. . . Nhìn thấy những cái tên đẹp như vậy sẽ làm nảy sinh trong chúng ta sự tưởng tượng phong phú, hy vọng có thể nhanh chóng dùng bản đồ sao để nhận biết chúng.
Ví dụ, quan sát trời sao vào trước hoặc nửa đêm tháng ba sẽ phát hiện ra trên đầu bạn có 7 ngôi sao rất sáng, hình dáng giống như một cái gáo múc nước lớn, phần đường cong của cán gáo chỉ hướng Đông - Nam, chúng ta gọi nó là Thất Tinh Bắc Đẩu, căn cứ vào bản đồ sao bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng ở trên bầu trời. Thất Tinh Bắc Đẩu là chòm sao chính trong chòm sao Đại Hùng. Khi đã nhận biết Thất Tinh Bắc Đẩu, bạn sẽ nhận biết được một chòm sao. Thuận theo đường cong của cán gáo uốn theo hướng Đông Nam, bắt đầu từ ngôi sao cuối cùng trên cán gáo, cách Thất Tinh Bắc Đẩu một khoảng cách rất dài sẽ gặp một ngôi sao màu đỏ da cam rất sáng, nó chính là sao Đại Giác trong chòm sao Người Chăn Thả. Lại đi theo hướng này về phương nam bằng khoảng cách từ sao Đại Giác đến chòm Thất tinh Bắc Đẩu, có một ngôi sao màu lam, nó chính là ngôi sao sáng nhất trong chòm Tiên Nữ được gọi là Giác túc nhất. Một chòm sao tương tự như vậy nữa, nếu bạn nhìn thấy chúng vào khoảng 1 giờ ngày mồng một tháng 3, cứ cách nửa tháng chúng lại xuất hiện sớm hơn 1 giờ ở trên bầu trời tại cùng một vị trí. Cũng có thể nói, vào khoảng 11 giờ đêm ngày mồng l tháng 4 bạn có thể nhìn thấy chúng.
Căn cứ vào bản đồ sao như vậy, trước tiền ta chọn ra một vài ngôi sao sáng, căn cứ vào hình dạng đặc trưng mà các ngôi sao tạo thành ở trên bản đồ, chắc chắn sẽ giúp ích cho việc nhận biết, sẽ thật dễ dàng đạt được mục đích xem bản đồ để nhận biết các vì sao.