Tài liệu: Vì sao không có sao nam cực?

Tài liệu
Vì sao không có sao nam cực?

Nội dung

VÌ SAO KHÔNG CÓ SAO NAM CỰC

 

Tiếng tăm của ngôi sao Bắc Cực không ai lại không biết, không ai không hiểu. Mặc dù là những người sống ở Nam bán cầu tuy rằng không có may mắn được nhìn thấy trực tiếp sao Bắc Cực, nhưng đối với sao cấp 2 là chòm sao Tiểu Hùng thì lại rất gần gũi và biết tương đối rõ.

Sao Bắc Cực chính là sao ''Tiểu Hùng '', do nó ở rất gần Bắc Thiên Cực, tự nhiên được coi là cái mốc của Bắc Thiên Cực nên có tiếng tăm. Những người ở Bắc bán cầu chỉ cần tìm thấy sao Bắc Cực thì có thể tìm thấy hướng Bắc. Tại vùng lân cận Nam Thiên Cực cũng có một ngôi sao Nam cực giống như thế này không?

Nam thiên cực nằm trong chòm sao Nam Cực. Chòm sao Nam cực là chòm sao rất mờ, đa số là mắt thường chỉ có thể nhìn thấy sao cấp 6. Có một ngôi sao gọi là sao nam Cực '', nó hoàn toàn có khả năng giành được danh hiệu vinh dự của sao Nam cực, vì khoảng cách giữa nó và Nam Thiên Cực và khoảng cách giữa sao “Tiểu Hùng ” và Bắc Thiên Cực cơ bản là như nhau đều không đến 1o. Điều đáng tiếc là ngôi sao ''Naln Cực ơ'' rất mờ, độ sáng chỉ ở cấp 5,48, người có thị lực tốt cũng cần phải xem xét thật kỹ và nhận biết chính xác thì mới có thể nhìn thấy nó. Khi có chút mây mỏng và ánh trăng thì nó sẽ bị lấp đi. Một ngôi sao như vậy, mặc dù độ sáng thực tế của nó gấp 7 lần mặt trời, nhưng do nó cách chúng ta 120 năm ánh sáng nên mới khiến độ sáng của nó tối như vậy, không đủ để được tôn xưng là sao Nam Cực.

Liệu trong chòm sao Nam Cực có ngôi sao nào sáng hơn một chút có thể gọi là sao Nam Cực không? Ngôi sao sáng nhất - ''Sao Nam Cực v'' là sao cấp 3,71, độ sáng như vậy còn kém so với sao cấp l, 99 của sao Bắc Cực, đáng tiếc hơn nữa là nó cách Nam Thiên Cực vừa đủ 12,50, như vậy rất khó có tác dụng chỉ vị trí chính xác của Nam Thiên Cực.

Xem ra, hiện nay vẫn chưa có một ngôi sao nào thích hợp được chọn làm sao Nam Cực, chỉ có thể để trống chỗ mà chờ đợi. Có một ngày, khi mà ngôi sao sáng thứ 2 - ''Chòm Đáy Thuyền '' tức sao ''Thọ Tinh'' do hiện tượng chênh lệch năm mà nó dần dần tiến đến gần Nam thiên cực, mọi người tự nhiên sẽ rất mừng trao tặng nó vòng nguyệt quế ''Sao Nam Cực''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354736025610425/Vu-tru/Vi-sao-khong-co-sao-nam-cuc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận