Tài liệu: Tại sao chúng ta không nhìn thấy một số chòm sao ở phía nam của bầu trời?

Tài liệu
Tại sao chúng ta không nhìn thấy một số chòm sao ở phía nam của bầu trời?

Nội dung

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NHÌN THẤY MỘT SỐ

CHÒM SAO Ở PHÍA NAM CỦA BẦU TRỜI ?

 

Một ngôi sao rất nổi tiếng - ''Sao 1987A'' là ngôi sao mới nhất và sáng nhất trong mấy trăm năm trở lại đây, chỉ cần dùng mắt thường là có thể nhìn thấy được. Đáng tiếc là đa số những người ở Bắc bán cầu như chúng ta hầu như không nhìn thấy chúng, chỉ có những người sống ở Nam bán cầu mới có thể tha hồ ngắm nhìn, bởi vì ngôi sao mới này nằm ở Nam bán cầu, và ngược lại cũng vậy ở Bắc bán cầu chúng ta vào cuối năm có thể thấy được ngôi sao Thất Tinh Bắc Đẩu hùng vĩ, ở nhiều nơi của Nam Bán Cầu thì lại rất khó có thể nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của nó.

Vì sao ở những nơi vĩ độ khác nhau lại nhìn thấy bầu trời sao khác nhau?

Trái đất không ngừng quay quanh một trục giả tưởng, ở đầu phía Bắc của trục quay chỉ Bắc Thiên Cực. Tại Bắc Cực, Bắc Thiên Cực ở ngay đỉnh đầu, Thất tinh Bắc Đẩu cũng ở rất cao trên vùng phụ cận của vùng trời trên đỉnh đầu ta. Tất cả các vì sao trên trời đều không lên cao hay hạ xuống, mà quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với độ cao không đổi. Cũng có thể nói rằng, ở đây chỉ có thể nhìn thấy sao ở phía Bắc. Sao ở phía Nam thì một ngôi cũng không thể nhìn thấy được. Sự chuyển động của bầu trời sao mà ta nhìn thấy ở Nam Cực của địa cầu giống như ở Bắc Cực, có điều các vì sao nhìn thấy ở đó đều là sao phương Nam, đến một ngôi sao phương bắc cũng không nhìn thấy được.

Bầu trời sao mà ta nhìn thấy ở vùng phụ cận xích đạo của địa cầu và sao ở hai cực Nam -Bắc hoàn toàn không giống nhau. Ơ đây, Sao Thất Tình Bắc  Đẩu thể hiện rõ sự thua kém, nó chỉ quay quanh vùng phụ cận đường chân trời hướng bắc. Tất cả các ngôi sao trên bầu trời đều mọc thẳng và lặn thẳng, mọc lên từ phương đông theo hướng vuông góc với đường chân trời, sau khi đạt đến điểm cao nhất lại lặn xuống phía tây theo hướng vuông góc với đường chân trời. Tại đây, vừa có thể nhìn thấy sao phương Bắc, vừa có thể nhìn thấy sao phương Nam.

Giữa đường xích đạo và hai cực của địa cầu, tình hình không giống như khu vực xích đạo. Lấy Bắc Kinh làm ví dụ, vĩ độ của địa lý của Bắc Kinh vào khoảng 40o Bắc, ngắm trời sao ở Bắc Kinh thì độ cao của Bắc Thiên Cực trên bầu trời cũng vào khoảng 40o. Nói cách khác, những ngôi sao cách Bắc Thiên Cực trong phạm vi 40o bất kể nó di chuyển đến không nào của Bắc Thiên Cực thì cũng không bao giờ rơi xuống dưới đường chân trời. Đây chính là vòng vĩnh cửu hiện của Bắc Kinh, trị số bán kính của nó và trị số vĩ độ của Bắc Kinh là như nhau. Đã có vòng vĩnh cửu hiện thì phải có vòng vĩnh cửu ẩn, bán kính của nó cũng là 40o, tất các vì sao ở trọng phạm vi 40o của Nam Thiên Cực cũng không bao giờ di chuyển lên phía trên đường chân trời ở Bắc Kinh, những ngôi sao này không bao giời nhìn thấy ở Bắc Kinh.

Tại tất cả các nơi trên Bắc bán cầu, tình hình cơ bản là như nhau, có điều do sự khác biệt vĩ độ mà sự lớn nhỏ của vòng vĩnh cửu hiện và vòng vĩnh cửu ẩn cũng có phần khác nhau. Ngược lại, vẫn có một bộ phận hành tinh hoặc to hoặc nhỏ không nhìn thấy được.

Vì thế, đối với những người sống ở Bắc bán cầu như chúng ta mà nói, vẫn không nhìn thấy được một số chòm sao ở phía Nam. Những người dân ở Nam bán cầu cũng không có cách nào để nhìn thấy một số chòm sao ở phía Bắc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633354736621387866/Vu-tru/Tai-sao-chung-ta-khong-nhin-thay-mot...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận