Tài liệu: Lào - Miền đất triệu voi

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lịch sử thành văn của Lào bắt đầu khoảng 100 năm sau khi vương quốc Nam Chiếu sụp đổ, cùng với sự đản sinh của Fa Ngum vào năm 1316.
Lào - Miền đất triệu voi

Nội dung

Miền đất triệu voi

Lịch sử thành văn của Lào bắt đầu khoảng 100 năm sau khi vương quốc Nam Chiếu sụp đổ, cùng với sự đản sinh của Fa Ngum vào năm 1316. Fa Ngum lớn lên trong cảnh lưu đày cùng với người cha, một hoàng tử Lào, tại triều đình Angkor ở Campuchia. Đây cũng là nơi ông đã tìm hiểu và sau đó chấp nhận tín ngưỡng Phật giáo và ông đã cưới công chúa người Khmer.

Nhờ sự trợ giúp của vua Campuchia, Fa Ngum đã thành công trong việc thống nhất các vương quốc Lào Cham Pasak ở miền Nam, Xiang Khoang ở đông bắc, vương quốc Muông Swa và thành phố vương giả Luông Phrabăng. Vị chiến binh xuất sắc này cũng đồng thời là một hộ pháp của đạo Phật, tín ngưỡng mà sau này ông đã đưa nó thành quốc đạo.

Dưới triều đại của ông, biên giới đất nước được mở rộng bao gồm những vùng đất rộng lớn ở vùng tây nam Vân Nam, miền đông Xiêm La (Thái Lan), cao nguyên Korat và phần lớn nước Lào ngày nay. Fa Ngum đặt tên cho vương quốc là Lane Xang, nghĩa là Miền đất Triệu voi.

Sự nghiệp của Fa Ngum được con trai Samsenthai (1373 - 1416) và các vị vua đời sau kế tục. Năm 1563 vua Sethathirat đã dời thủ đô từ Luông Phrabăng về Viêng Chăn và đổi tên thành Viên Chăn (Vientiane). Một số cung điện, thư viện, đền chùa Phật giáo và đài kỉ niệm được xây dựng vào thời gian này.

Sau khi Sethathirat qua đời năm 1571, vương quốc này bị Miến Điện xâm lăng và rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Sau đó, đến thời vua Souligna Vongsa (1637 - 1694), là thời kì hoà bình và ổn định lâu dài, báo hiệu một thời đại hoàng kim của xứ Lane Xang. Trị vì trong 57 năm, triều vua dài nhất trong các chế độ quân chủ ở Lào, vua Souligna Vongsa đã mở rộng thêm lãnh thổ và quyền lực cho vương quốc của mình.

Vào cao điểm của sự hùng cường thịnh trị, Lane Xang còn nổi danh là một trung tâm của tri thức Phật giáo, thu hút đông đảo sư sãi và các học giả từ các nước Thái Lan, Miến Điện và Campuchia. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà người châu Âu viếng thăm xứ sở này.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2952-02-633560263529531250/So-luoc-lich-su/Mien-dat-trieu-voi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận