Máy gặt đập đầu tiên ra đời khi nào?
Cần phải có hai máy khác nhau: máy gặt để cắt ngũ cốc, máy đập để tách hạt và bông. Công việc kép này trước kia được thực hiện bằng tay. Người ta gặt lúa bằng liềm hoặc hái và đập lúa bằng những cái néo.
Máy đập đầu tiên được phát minh ở Anh năm 1876. Một xi-lanh quay ở bên trong máy tách hạt của bông lúa bằng cách xát chúng. Máy cắt đầu tiên cũng được phát minh ở Anh. Nó có những dầm rộng quay được khi đẩy lúa vào một hàng dao cắt.
Trong cái máy đập đầu tiên này, lúa được đưa vào một cái thùng theo một xi-lanh quay. Lúa được đẩy vào một khoảng không hẹp giữa xi- lanh và thành của thùng, nó tách hạt lúa ra. Để đơn giản hoá việc tách hạt và rơm, nhà phát minh Meikle đã chuẩn bị những cái rây để thu rơm và các cánh quạt để thổi chúng.
Máy gặt của Bell (người Anh) được ngựa đẩy trên cánh đồng chứ không phải kéo để lúa khỏi bị giẫm nát. Nhưng chiếc máy này không làm cho con người hài lòng. Chiếc máy gặt thực sự đầu tiên được Cyrus McCormick người Mỹ sáng chế năm 1831. Nó được ngựa kéo dọc theo những cây lúa để cắt chúng. Cái dầm quay đẩy lúa lên một lưỡi cắt để cắt thân lúa.
Máy gặt phát triển đặc biệt ở Mỹ, nơi có những cánh đồng lúa rộng lớn. Lúc đầu, máy đập chạy bằng hơi nước và máy gặt được những máy kéo kéo. Sau đó xuất hiện máy gặt đập liên hợp cắt lúa và đập chỉ bằng một công đoạn. chúng tách rơm và hạt rồi đổ hạt vào các thùng chứa. Trong khi đó thân lúa vẫn được giữa lại nguyên vẹn để tạo thành những cuộn rơm.