Tài liệu: Mặt trái sáng lấp lánh của gương là bạc hay là thuỷ ngân?

Tài liệu
Mặt trái sáng lấp lánh của gương là bạc hay là thuỷ ngân?

Nội dung

MẶT TRÁI SÁNG LẤP LÁNH CỦA GƯƠNG

LÀ BẠC HAY LÀ THUỶ NGÂN?

 

Ngày xưa khi làm gương, đầu trên người ta dán những miếng thiếc mỏng dày đặc, sau đó đổ thêm một lớp thuỷ ngân, bởi vì thuỷ ngân có thể hoà tan thiếc, trở thành một loại keo dán đặc màu trắng - ''hợp kim thiếc - thuỷ ngân''. Hợp kim thiếc - thuỷ ngân có thể dán dày đặc ở trên kính, trở thành một chiếc gương.

Nhưng, làm gương như thế này thì quá tốn sức. Hơn nữa, thuỷ ngân lại có độc, mặt gương không được sáng lắm.

Gương bây giờ, phần lớn là mạ một lớp bạc cực mỏng trên mặt kính. Lớp bạc này là lợi dụng đặc tính phản ứng hoá học có lợi của bạc – “phản ứng tráng gương” để mạ trên kính. Nếu bạn có hứng thú hãy tự mình làm thử: lấy một ống nghiệm và rửa thật sạch, cho vào đó 2ml dung dịch axit nitric bạc 2%. Sau đó nhỏ từ từ nước amoniiac 5% đến khi hoà tan hết những kết tủa màu trắng sinh ra lúc ban đầu mới thôi. Sau đó cho thêu 2ml dung dịch đường glucô 10%. Trộn đều hỗn hợp đó, ngâm ống nghiệm trong nước ấm 60- 80oC. Chỉ một lát sau, trên thành ống nghiệm đã xuất hiện một lớp bạc sáng lấp lánh rồi. Vậy là đã làm thành công gương bạc rồi.

Thì ra đường glucô là một chất có tính khử, nó có thể có phản ứng oxy hoá bạc làm bạc trong axit nitric trở thành kim loại bạc. Số bạc này lắng xuống trên thành ống nghiệm. Ngoài cách dùng đường glucô để khử bạc, thì trong các nhà máy thường dùng metanol (tên thường gọi là foocmalin), bạc clorua... để khử. Để làm cho gương bền, thông thường sau khi mạ bạc, quét thêm một lớp sơn bảo vệ. Làm như vậy lớp bạc không dễ bong ra.

Có người nói: ''mặt sau của gương là mạ thuỷ ngân, dính vào tay sẽ bị trúng độc''. Thực ra, hơn 300 năm trước, người ta đã dùng ''phản ứng tráng gương'' để làm gương. Gương dùng bây giờ hầu như toàn là mạ bạc. Gương mạ thuỷ ngân chỉ có thể nhìn thấy ở nhà bảo tàng. Gần đây còn xuất hiện một loại gương mới - ''gương nhôm'', đó là mặt sau của tấm kính mạ một lớp nhôm cực mỏng tạo thành.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366174212777500/Hoa-hoc/Mat-trai-sang-lap-lanh-cua-guong-l...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận