Tài liệu: Tại sao có thể dùng máy bay vũ trụ phóng và thu hồi vệ tinh?

Tài liệu
Tại sao có thể dùng máy bay vũ trụ phóng và thu hồi vệ tinh?

Nội dung

TẠI SAO CÓ THỂ DÙNG MÁY BAY VŨ TRỤ

 PHÓNG VÀ THU HỒI VỆ TINH?

 

Máy bay vũ trụ có một số công dụng tốt, trong đó phóng và thu hồi vệ tinh là sứ mệnh quan trọng của nó.

Trong vũ trụ có hàng trăm hàng nghìn vệ tinh nhân tạo cùng lúc phục vụ cho con người. Nhưng muốn đưa một vệ tinh vào vũ trụ không phải là một việc đơn giản, thông thường sử dụng tên lửa vận tải để phóng chúng vào không gian. Chế tạo một tên lửa vận tải, từ lúc nghiên cứu thử nghiệm, thiết kế chế tạo, rồi lắp ráp phóng vào không trung thì không những tiêu tốn rất nhiều thời gian, mà còn lãng phí rất nhiều sức người và sức của. Một chiếc tên lửa loại lớn đều có giá trên mấy chục triệu dolar. Thế nhưng điều đáng tiếc là tên lửa vận tải chỉ là thiết bị sử dụng một lần. Sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo xong, một phần của bản thân nó sẽ biến thành ''rác vũ trụ'' tồn tại lâu dài trong vũ trụ, các bộ phận khác lại rơi vào tầng khí quyển và biến thành tro. Muốn phóng một vệ tinh thì phải chế tạo một tên lửa, có lúc để chắc chắn còn phải chế tạo tên lửa dự trữ. Điều này phải trả một giá quá lớn! Vì thế ngay cả một số nước mạnh về vũ trụ cũng không giám gánh trách nhiệm nặng nề này, về các nước này luôn đi tìm con đường mới.

Sự xuất hiện của máy bay vũ trụ đã mở ra con đường mới cho việc phóng vệ tinh. Do máy bay vũ trụ vận hành nsên quỹ đạo cách mặt đất 185~1100km, ở đó hầu như không có trọng lực, vì thế phóng vệ tinh chỉ cần một lực đẩy nhỏ hơn ở dưới mặt đất rất nhiều là được. Thêm vào đó là khả năng vận tải của máy bay vũ trụ lên đến 30 tấn, hoàn toàn có thể lắp đặt các vệ tinh lớn nhỏ vào khoang máy, mang lên không trung rồi phóng. Điều này cũng giống như mang sân phóng vệ tinh trên mặt đất chuyển lên máy bay vũ trụ trong không trung. Sau khi vệ tinh được phóng ra từ máy bay vũ trụ thì động cơ trên vệ tinh điểm hỏa làm việc, đưa vệ tinh vào vị trí dự định.

Các nhà khoa học tính toán rằng, do máy bay vũ trụ có thể sử dụng nhiều lần, phí tổn phóng vệ tinh bằng máy bay vũ trụ chưa bằng một nửa chi phí phóng bằng tên lửa, bạn xem thật là kinh tế biết bao!

Cùng với lý lẽ như trên, máy bay vũ trụ có thể bắt và sửa chữa những vệ tinh hang ở quỹ đạo thấp của trái đất. Những vệ tinh đắt đỏ trong không trung thỉnh thoảng cũng đột nhiên hỏng, hoặc không thể đi vào quỹ đạo đã định sẵn, hoặc do thời kỳ ''phục dịch'' đã hết nên dừng làm việc. Những vệ tinh ''đoản mệnh'' do linh kiện nào đó bị hỏng, nếu để nó “lang thang” trong vũ trụ thì quả thật là lãng phí. Lúc này, máy bay vũ trụ lợi dụng sự bay cơ động của mình, đến gần các vệ tinh, thực hiện ''phục vụ tận cửa'', ''chẩn đoán sửa chữa''.

Có một số vệ tinh không có cách gì sửa được thì phải đưa về trái đất để ''vào viện chữa trị''. Những việc này thì tên lửa vận tải không thể nào làm được.

Năm 1984, tàu ''Kẻ khiêu chiến'' đang ở trong vũ trụ đã lần đầu tiên sửa chữa xong vệ tinh quan trắc mặt trời ''Năm đỉnh mặt trời'', mở ra con đường mới dùng máy bay vũ trụ sửa chữa vệ tinh. Năm 1993 và 1997, máy bay vũ trụ đã hai lần sửa chữa kính viễn vọng Happer trên không trung, làm cho nó ''ngày càng sáng hơn''. Vệ tinh đầu tiên do tên lửa Trường chinh của Trung Quốc phóng lên - vệ tinh thông tin ''Châu Á số 1'', cũng là vệ tinh thông tin được máy bay vũ trụ ''Tây liên tinh số 6'' của Mỹ thu hồi năm 1984, do động cơ vi cấp của nó gặp sự cố nên không thể đi vào quỹ đạo, ''lang thang'' hơn nửa năm trong quỹ đạo.

Dùng máy bay vũ trụ phóng và thu hồi vệ tinh đã mở ra một thời đại mới trong việc ứng dụng máy bay vũ trụ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359848637656250/Vu-tru/Tai-sao-co-the-dung-may-bay-vu-tru-p...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận