Tài liệu: Tại sao máy bay vũ trụ có thể bay trở về giống máy bay?

Tài liệu
Tại sao máy bay vũ trụ có thể bay trở về giống máy bay?

Nội dung

TẠI SAO MÁY BAY VŨ TRỤ CÓ THỂ

BAY TRỞ VỀ GIỐNG MÁY BAY?

 

Máy bay vũ trụ là tên lửa vận chuyển, là ''con lai'' của tàu vũ trụ và máy bay khéo léo. Khi phóng máy bay vũ trụ bay thẳng lên giống như tên lửa, sau khi bay vào quỹ đạo vòng quanh trái đất, nó lại giống như một tàu vũ trụ bình thường, đồng thời nó có khả năng nối cơ động khác với các tàu vũ trụ khác; Khi quay trở về trái đất, nó lại giống như chiếc tàu lượn, tiếp đất như một chiếc máy bay truyền thống. Đối với các tên lửa vận tải ''thanh lý'' một lần và tàu vũ trụ mà nói, máy bay vũ trụ có thể sử dụng lại mấy trăm lần, là một bước nhảy vọt lớn trong kỹ thuật hàng không, được công nhận là một trong những thành tựu kiệt xuất nhất của khoa học kỹ thuật thế kỷ 20.

Là một hệ thống vận tải qua lại giữa trời và đất, điểm tốt nhất của máy bay vũ trụ là có thể bình an, hoàn chỉnh trở về mặt đất như máy bay, từ đó mà có thể thực hiện việc sử dụng nhiều lần thiết bị vũ trụ, đó chính là giảm bớt rất nhiều giá thành hoạt động vũ trụ.

Tuy nhiên, để máy bay vũ trụ trở về trái đất không phải là việc dễ dàng, việc khó nhất chính là chống nóng.

Tuy máy bay vũ trụ có cánh hình tam giác và cánh đuôi vuông góc với hai cánh, làm khi nó bay trong vũ trụ có thể có được tính ổn định và tính thao tác tốt nhất, có thể bay lượn tự do như một chiếc máy bay, nhưng khi từ quỹ đạo trái đất bay trở về trái đất thì nó sẽ đâm vào tầng khí quyển với một vận tốc cực cao (gần 30 lần vận tốc âm thanh), bề mặt của tàu sẽ ma sát cực lớn với không khí, làm nhiệt độ bề mặt tàu tăng lên cực lớn, đây chính là cái gọi là gia nhiệt khí động. Hậu quả sau khi gia nhiệt là làm kết cấu tàu làm bằng hợp kim nhôm lập tức bị nóng chảy, bởi vì nhiệt độ nóng chảy của nhôm chỉ có 660o. Do vậy, các nhà khoa học đành phải mặc cho máy bay vũ trụ một chiếc ''áo chống nhiệt'' đặc thù.

Phần đầu và rìa trước cánh có nhiệt độ cao nhất, có thể đạt tới khoảng 1600oC, do vậy “mặc” cho nó một lớp vật liệu phức hợp bằng sợi đá đen chịu được nhiệt độ cao sẽ bảo vệ cho lớp bợp kim nhôm này không bị nóng chảy. Trên bề mặt thân và cánh máy bay, nhiệt độ đạt khoảng 650 - 1260oC, những chỗ này sẽ được ''mặc'' một lớp chống nóng do khoảng 20.000 mảnh ngói sứ chịu nhiệt lợp thành một lớp. Mỗi mảnh ngói sứ rộng 15cm, dày 2 - 6 cm. Bề mặt cạnh bên và cánh đuôi thẳng có nhiệt độ tương đối thấp, chỉ có 400 - 650oC. Những chỗ này chỉ cần bảo vệ thêm một chút, ''mặc'' cho chúng một lớp gồm khoảng 7000 mảnh ngói sứ có quy cách khác. Loại ngói sứ này mỗi viên rộng 20 cm, dày từ 0,5 - 2,5cm. Nhiệt độ cao nhất của các bộ phận khác đều không vượt quá 400oC, chỉ cần ''mặc'' một chiếc chăn sợi làm bằng cao su Silic màu trắng là được, mà không cần phải sử dụng loại ngói sứ nặng, giá thành đắt như ở trên.

Text Box:  Muốn dán hơn 27.000 mảnh ngói sứ lên máy bay không phải là một việc dễ dàng. Tuy kích cỡ của các viên ngói sứ đa số là giống nhau, nhưng có một số ít viên phải căn cứ vào vị trí đặc thù của một số vị trí trên thân máy bay mà phải chế tạo đặc biệt.

Trên mỗi viên ngói đều được đánh mã số, căn cứ vào bản đồ công nghệ mà đưa từng số vào đúng vị trí, dùng keo dán lại. Do ngói sứ rất dễ vỡ, nên khi dán phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, khéo léo. ''Người chậm làm việc tỉ mỉ''. Máy bay vũ trụ đầu tiên của Mỹ chỉ riêng việc dán ngói chống nhiệt đã mất thời gian là 1 năm. Sau đó đã sử dụng người máy để dán, tiến độ mới nhanh lên khá nhiều.

Trên vô tuyến chúng ta có thể thấy, khi máy bay vũ trụ hạ cánh xuống sân bay, ở phần đuôi sẽ mở ra một chiếc ô rất to, đó là để máy bay nhanh chóng dừng lại, vì độ dài của đường băng có hạn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359848025625000/Vu-tru/Tai-sao-may-bay-vu-tru-co-the-bay-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận