Tài liệu: Tại sao thế kỷ 19, toán học Trung Quốc có thể lạc hậu so với Nhật Bản?

Tài liệu
Tại sao thế kỷ 19, toán học Trung Quốc có thể lạc hậu so với Nhật Bản?

Nội dung

TẠI SAO THẾ KỶ 19, TOÁN HỌC TRUNG QUỐC

 CÓ THỂ LẠC HẬU SO VỚI NHẬT BẢN?

 

Nguồn gốc giao lưu văn hoá Trung - Nhật rất lâu đời. Toán học của Nhật Bản gọi là hợp toán, qua đi một thời gian học tập sách chuẩn mực của toán học cổ đại Trung Quốc, và không ngừng phát triển thế mạnh của mình. “Hình học nguyên bản'' mà Từ Quang Khải và Limadou phiên dịch năm 1607, “Đại vị tích thập cấp'' mà Lý Thiện Lan và Weilieyali phiên dịch năm 1859 đều là sách chuẩn mực cung cấp để tham khảo.

Nhưng từ sau thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản đổi mới năm 1868, chính phủ Nhật Bản một mặt học tập kỹ thuật phát triển công nghiệp phương Tây, một mặt chủ trương ''phế bỏ hợp toán, chuyên dụng toán Tây'' trong giáo dục, tăng cường toán học phương Tây. Đồng thời cử người lần lượt đến Anh, Đức chuyên học toán, sau khi về nước sẽ tăng cường giáo dục toán học phương Tây. Những biện pháp này nhằm làm cho trình độ toán học Nhật Bản nâng cao với tốc độ chóng mặt.

Ngược lại, Trung Quốc, chủ trương ''Trung học vì thể, Tây học vì dụng'', cường điệu bốn cuốn sách Ngũ kinh Trung Quốc thành tuyến chính, đối với kỹ thuật khoa học phương Tây, bao gồm toán học, chỉ là để sử dụng, không dự định đưa toán học là môn chính trong trường học, càng không ý thức được cần phải lấy toán học giáo dục cho thanh thiếu niên. Do đó ''tinh thần khoa học'' lúc đó không được phát huy, toán học phương Tây cũng không được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, rất nhiều phần tử trí thức vẫn cho rằng ''hình học'', ''đại số'' của phương Tây, thời Trung Quốc cổ đại đã có rồi, không cần dùng sức lực để học tập và nghiên cứu. Thái độ tự phong cứng nhắc này, làm cho toán học Trung Quốc từ sau 1870 dậm chân tại chỗ. Kết quả đến sau khi chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894 thất bại, Trung Quốc học toán hoàn toàn ngược lại với Nhật Bản, lần lượt cử lưu học sinh đến Nhật Bản. Ngót 20 năm, thực lực toán học Trung - Nhật diễn biến dần xấu đi, đây là bài học kinh nghiệm lịch sử rất đau xót.

Do đó cần kết hợp giữa khoa học hiện đại và truyền thống.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360931529477518/Toan-hoc/Tai-sao-the-ky-19-toan-hoc-Trung-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận