LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬA CHỮA TÀU VŨ TRỤ
GẶP SỰ CỐ TRONG KHÔNG GIAN?
Cũng giống như máy bay và ô tô sẽ phát sinh hỏng hóc, tàu vũ trụ cũng sẽ xuất hiện vô số bệnh. Tuy nhiên, tàu vũ trụ ''mắc bệnh'' khi đang vận hành trên khoảng không cách trái đất 400 ~ 500km thì có thể sửa chữa được không? Câu trả lời khẳng định là được, phóng máy bay vũ trụ đi sửa.
Máy bay vũ trụ vốn là tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, độ cao và tốc độ mà nó có thể đạt tới cũng tương đương với tốc độ và độ cao mà những con tàu vũ trụ đang bay ngoài không gian, không những thế, nó còn có những thiết bị tốt để có thể thay đổi động cơ bổ trợ quỹ đạo cơ động của quỹ đạo bay vòng quanh trái đất của mình, điều khiển động cơ phản tác dụng của tư thế bay, bắt được tín hiệu cấp cứu từ xa của vệ tinh, do vậy nó có thể bay đến bên cạnh những tàu vũ trụ đang gặp sự cố để tiến hành sửa chữa.
Tháng 4/1984, lần đầu tiên máy bay vũ trụ ''Kẻ khiêu chiến'' của Mỹ trong khi bay ở quỹ đạo quanh trái đất đã bắt và sửa chữa cho một vệ tinh quan trắc có tên là ''Năm đỉnh mặt trời''.
Vệ tinh ''Năm đỉnh mặt trời'' được Mỹ phóng lên vũ trụ tháng 2/1980, dùng để theo dõi tình hình hoạt động rực rỡ của bề mặt mặt trời trong năm đỉnh trong hoạt động của mặt trời vào năm 1980. Tháng 11 năm đó, thiết bị điều khiển tư thế và ba thiết bị quan trắc điện tử của vệ tinh đột nhiễu bị trục trặc, sau đó vệ tinh dần rơi xuống từ quỹ đạo 540km xuống quỹ đạo 480km, đồng thời có khả năng nổ tung khi rơi vào bầu khí quyển của trái đất.
Máy bay vũ trụ ''Xuất chẩn'' đã mất 4 tiếng đồng hồ để bay đến khu vực cách vệ tinh 60m. Nhà du hành vũ trụ đi theo tàu đã mặc quần áo du hành vũ trụ, đeo thiết bị duy trì sinh mạng kiểu ba lô có lắp đặt thiết bị phụt đẩy khí rời khỏi khoang tàu. Anh ta nhờ vào luồng khí phụt ra từ thiết bị phụt đẩy khí để ''đi'' trong khoảng không, ''đi'' chậm rãi đến thân vệ tinh hình lục giác cao 5,4m. Nhưng do tốc độ tự quay của vệ tinh rất nhanh, khoảng 6 phút/vòng, nên trong trạng thái không trọng lượng, phi công vũ trụ không, có cách nào dùng chiếc gậy bắt hình ô dài 1,2m cắm vào miệng phụt của động cơ tên lửa trên vệ tinh. Sau đó anh ta nhờ trung tâm điều khiển vệ tinh ra hai mệnh lệnh đến máy tính trên vệ tinh là làm cho tốc độ tự quay chậm lại và duy trị sự ổn định, lại dùng ''ngón tay'' của tay máy trong máy bay vũ trụ cắm vào miệng phụt của động cơ tên lửa trên thân vệ tinh, lúc đó mới làm cho vệ tinh cột chặt vào tay máy, kéo về đài sửa chữa đặc chế trong hầm tàu của máy bay vũ trụ, dùng linh kiện mới thay thế cho thiết bị điều khiển tư thế và thiết bị nguồn của máy quan trắc quầng sáng của vệ tinh bị hỏng, sửa chữa đồng hồ chia sáng thành ảnh tia X cứng và thiết bị đa sắc tia X mềm. Toàn bộ công việc hoàn thành mất gần 200 phút. Vệ tinh được sửa chữa xong cuối cùng đã bay lên độ cao do máy bay vũ trụ điều chỉnh, bay đến quỹ đạo vận hành vòng quanh trái đất trước đây của ''Năm đỉnh mặt trời'', tay máy lại đẩy vệ tinh vào không gian.
Ngày 14/5/1993, máy bay hàng không có tên là ''Hăng hái'' của Mỹ đã về chiếc ''Vệ tinh thông tin quốc tế số 6 F3'' đã được phóng lên từ hai năm trước, nhưng do động cơ tên lửa có vấn đề nên không thể đi vào quỹ đạo dự định. Lắp đặt thêm cho nó một động cơ tên lửa mới, trực tiếp phóng nó vào không gian, làm vệ tinh tiến vào quỹ đạo dự định. Cuối cùng, vệ tinh trị giá 157 triệu USD này đã hoạt động trở lại. Tháng 12/1993, máy bay vũ trụ ''Hăng hái'' của Mỹ lại tiến hành sửa chữa kính viễn vọng Happer. Sau khi kính viễn vọng này được phóng lên không trung, các nhà khoa học nhận thấy hình ảnh mà kính viễn vọng này truyền về không đạt được hiệu quả như các nhà khoa học đã dự liệu. Nguyên nhân là do kính chính của nó bị mài sai một chút. Sau đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra tấm pin năng lượng mặt trời cũng có vấn đề, các số liệu lưu trữ trong máy tính dường như cũng mất hết.
Thế là cánh tay máy của tàu ''Hăng hái'' đã đưa Happer vào trong tàu, các nhà du hành vũ trụ đã thay mới một vài linh kiện, đồng thời cũng lắp đặt thêm một máy ảnh đời mới nhất. Những công việc sửa chữa này phải tiến hành trong 7 ngày, độ phân giải của kính Happer sau khi sửa chữa xong đã được tăng lên rất nhiều, có thể quan sát được những thiên thể tối gấp 10~15 lần.
Tất cả những công lao đó đều thuộc về “Công nhân sửa chữa vũ trụ”.