THẾ NÀO LÀ “HIỆU ỨNG BƯƠM BƯỚM”
TRONG GIỚI TỰ NHIÊN?
Nhà thiên văn học, toán học, vật lý học người Pháp Laplace thế kỷ 18 đã từng nói, nếu có một thiên tài biết được toàn bộ quan hệ đang tồn tại trong vũ trụ, anh ta nhất định có thể nói ra được ''quá khứ'' và ''tương lai'' của những sự vật này, ông tin tưởng rằng sự biến đổi, phát triển của vạn vật trong giới tự nhiên đều có thể dự đoán được. Thực ra, hiện nay rất nhiều nhà khoa học đang làm các công tác nghiên cứu dự đoán, ví dụ các nhà thiên văn học có thể dự đoán được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực của 10 năm đến mấy trăm năm sau. Trong cuộc sống hàng ngày con người ngày càng dùng nhiều kinh nghiệm và trực giác để tiến hành dự báo. Một vận động viên bóng rổ lành nghề dường như ném bóng trăm quả trăm trúng, một cao thủ bóng bàn có thể đỡ những trái bóng mà đối phương đánh trở lại và còn có thể phản kích, tất cả những các đó đều dựa vào bản lĩnh dự đoán.
Việc con người dự đoán từ “quá khứ” đến ''tương lai'' quen thuộc nhất là dự báo thời tiết. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật máy tính và kỹ thuật vệ tinh không gian, con người hy vọng, xã hội loài người có thể giải thích các hiện tượng bất thường của thời tiết, không những dự báo thời tiết mà còn có thể khống chế và thay đổi thời tiết. Nếu các nhà khoa học có đủ khả năng tạo mưa, ngăn ngừa mưa có thể dịch chuyển được các cơn bão nhiệt đới theo ý mình, điều khiển được trời nóng, lạnh thì thật tốt biết bao Tuy nhiên, từ lâu con người đã phát hiện, dự báo thời tiết thường chỉ là một sự suy đoán, dự báo trong hai, ba ngày thì có thể gần giống tình hình thời tiết thực tế, nếu dự báo vượt qua một tuần thì sai khác là rất lớn, khi đó giá trị của dự báo hoàn toàn mất đi. Khí tượng gia người Mỹ đã chế tạo một mô hình đồ chơi dự báo thời tiết trên máy vi tính, nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình hai nhóm thời tiết, ông rất kinh ngạc khi phát hiện, nhập kết quả vào máy chỉ có một sai sót rất nhỏ thôi thì kết quả là ''sai một li, đi một dặm''. Từ đó ông cho rằng, chỉ cần có một sai sót rất nhỏ trong việc thu thập các số liệu trên không trung (điều này thì không thể tránh được) kết quả thu được trên máy vi tính con người cũng không dự đoán được. Năm 1979, trong một lần diễn thuyết ông đã dùng hình ảnh để so sánh: ''Một con bướm vẫy cánh ở Braxin, thì phải chăng sẽ làm nổi lên một cơn bão ở Mỹ?'' Về sau con người gọi hiện tượng này là “hiệu ứng bươm bướm” của tự nhiên.
Hiệu ứng bươm bướm không chỉ tồn tại ở việc dự báo thời tiết mà trong cuộc sống hàng ngày cũng rất hay gặp. Thử tưởng tượng, trò chơi bia hoàn toàn lý tưởng, sau khi người chơi đánh trúng một quả bóng từ một góc nào đó, các quả bia ở trên bàn, quả nọ tiếp quả kia phát sinh va chạm và tiến về các hướng khác nhau. Giả thiết người chơi có thể khống chế được việc dùng lực và phương hướng, anh ta có thể có kết quả lần hai lặp lại giống hệt lần một không? Anh ta có thể dựa vào kinh nghiệm đoán ra một quả bóng sau một khoảng thời gian sẽ chuyển động về hướng nào không? Không thể. Đó là vì chỉ cần trong lúc đánh bóng anh ta có thể sơ ý mà làm xuất hiện một sai khác nhỏ nào đó, ví dụ mặt bàn chấn động nhẹ, thậm chí khi người đánh bóng thổ cũng ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của bóng và thế là dự đoán của anh ta chẳng còn ý nghĩa gì nữa rồi.