ĐÈN NHÁY KIỂU CŨ VÀ MỚI CÓ GÌ KHÁC NHAU?
Đèn nháy được thực hiện thông qua đốt cháy kim loại magiê hoặc nhôm. Magiê và nhôm đều là kim loại trắng sáng loáng, khối lượng rất nhẹ. Bình thường, chúng đều tương đối ''ổn định'', nhưng khi đất lên lại cực kỳ mạnh. Đấy là vì tác dụng oxy hoá của chúng rất đặc trưng: trong không khí khô không ẩm ướt hầu như không có biến đổi gì, nhưng khi gặp nhiệt độ cao, magiê sẽ cháy trong không khí sinh ra magiê oxít màu trắng, sinh ra một lượng nhiệt rất lớn, đồng thời xuất hiện tia sáng (trắng) cực mạnh. Loại ánh sáng này có tác dụng cảm quang cực mạnh đối với chụp phim nhựa. Cho dù trong đêm tối, qua sự chiếu rọi của đèn nháy, có thể chụp lại y nguyên cảnh vật một cách rõ ràng.
Nhôm xem ra có vẻ gần gũi hơn magiê một chút, chẳng phải mọi người hàng ngày vẫn dùng nồi nhôm để nấu cơm sao? Nhôm khi bị đốt cháy cũng mãnh liệt (mạnh) gần như magiê. Nếu như chế nhôm thành những lát nhôm cực mỏng hoặc thành bột nhôm cực nhỏ, khi đốt lên có thể làm dung dịch thép trở thành nước thép.
Chiếc đèn nháy đầu tiên là dùng magiê đốt cháy trong không khí, làm như vậy cháy rất chậm. Sau đó đổi thành bột magiê, đồng thời cho thêm bột là một loại chất oxy hoá, sau khi thu nhiệt nó sẽ thải ra một lượng lớn oxy. Lần này đúng là ''thêm dầu vào lửa'', làm bột magiê cháy hết hoàn toàn chỉ trong vài phần trăm giây.
Nhưng khi đốt bột magiê không được an toàn lắm, dùng nhôm để thay thế magiê hiệu quả tốt hơn chút ít, hơn nữa giá nhôm lại rẻ, rất dễ gia công sau này, người ta chế thành những lá nhôm cực mỏng để thay thế bột magiê, độ dày của nó vẫn chưa bằng 1/10 đường kính của một sợi tóc đồng thời dùng dưỡng khí oxy tinh khiết để thay thế cho axit nhôm kalirua, cùng với lá nhôm bọc kín phần vỏ thuỷ tinh làm thành bóng đèn nháy. Loại bóng đèn nháy này khi sử dụng rất thuận tiện, đốt cháy cực kỳ nhanh, ánh sáng phát ra càng mạnh, càng tập trung. Do vậy xem ra vừa sáng đã tắt ngay.
Càng sau này, người ta lại dùng các hợp kim magiê, nhôm làm thành các sợi nhỏ để thay lá nhôm làm thành bóng đèn. Tác dụng oxy hóa trong loại đèn nháy này càng mạnh, thể tích bóng đèn có thể vừa một hạt lạc. Sử dụng càng thuận tiện.
Nhưng loại bóng đèn này ở trên chỉ có thể sử dụng một lần, bây giờ đã bị đèn nháy điện tử thay thế. Đèn nháy điện tử sử dụng ắc quy, có thể nhấp nháy liên tục, do đó người ta lại gọi là ''đèn nháy vạn lần''. Đèn nháy điện tử là điện năng dự trữ thành quang năng, trong đó đã không còn tồn tại nháy kim loại rồi.