Tài liệu: Tại sao phim màu có thể chụp thành ảnh ngũ sắc?

Tài liệu
Tại sao phim màu có thể chụp thành ảnh ngũ sắc?

Nội dung

TẠI SAO PHIM MÀU CÓ THỂ CHỤP THÀNH ẢNH NGŨ SẮC?

 

Rất nhiều người đều biết, dùng 3 loại phẩm màu: đỏ, vàng, xanh da trời là có thể phối thành bất cứ màu gì. Đỏ, vàng, xanh da trời được gọi là ''3 màu cơ bản của hội hoạ''. Cũng một đạo lý như vậy, dùng 3 loại ánh sáng màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời (chú ý: không phải màu đỏ, vàng, xanh da trời), dựa vào những hỗn hợp tỷ lệ khác nhau, cũng có thể pha ra thành các màu sắc khác nhau của ánh sáng. Các màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời được gọi là ''3 màu cơ bản của ánh sáng''.

Phim nhựa đen trắng là dùng bạc halogen làm thuốc cảm quang. Người ta phát hiện ra rằng bạc halogen tinh khiết, chỉ mẫn cảm với ánh sáng xanh (lam). Nếu như cho một ít thuốc nhuộm đặc biệt vào bạc halogen có thể làm cho bạc halogen có mẫn cảm đặc biệt với ánh sáng xanh lục. Những thuốc nhuộm đặc biệt này gọi là ''thuốc nhuộm tăng cảm''. Thế là, người ta làm thành ''phim nhựa màu nhiều lớp'': ở tấm phim chính, đầu tiên bôi một lớp dung dịch cảm quang mẫn cảm với ánh sáng đỏ, gọi là ''lớp cảm quang ánh sáng đỏ'' lại bôi thêm một lớp thuốc cảm quang mẫn cảm với ánh sáng xanh lục, gọi là: ''lớp cảm quang, ánh sáng xanh lục''; ở mặt trên cùng, bôi một lớp dung dịch cảm quang không tăng thêm thuốc nhuộm cảm quang, nó chỉ mẫn cảm đối với ánh sáng xanh lam, gọi là ''lớp cảm quang ánh sáng xanh lam''.

Trong khi chụp ảnh, các tia ánh sáng màu thông qua ống kính của máy quay phim và máy ảnh, lưu lại ở trên phim nhựa màu nhiều lớp. Những tia sáng này sau khi bị phân giải, dựa vào hàm lượng các màu cơ bản đỏ, xanh lục, xanh lam nhiều hay ít, phân biệt cảm quang ở các lớp dung dịch “cảm đỏ”; “cảm xanh lục'', ''cảm xanh lam''. Phim nhựa màu sau khi rửa sẽ xuất hiện màu. Nhưng những màu sắc này trông rất kỳ quần áo màu đỏ biến thành màu xanh, màu xanh lam biến thành màu vàng, màu xanh lá cây biến thành màu hồng nhạt.

Hoá ra, những phim nhựa màu này còn được gọi là phim âm bản. Nó sau khi dùng phim dương bản màu in lại, màu mới trở nên bình thường. Lúc này, quần áo đỏ mới ''hồi phục'' lại màu đỏ tươi, trời xanh trở thành màu xanh biếc, màu lá xanh rờn. Phim màu cũng chụp thành như vậy: đầu tiên dùng phim nhựa màu chụp, sau đó in lại phim dương bản đó.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguyên liệu cảm quang màu ngày càng có nhiều chủng loại. Trừ phim âm bản màu và phim dương bản màu ra, còn có nguyên liệu cảm quang màu đảo ngược, lớp chắn tia tử ngoại, có thể sử dụng rộng rãi ở các phương diện: quang phim, phim, văn hoá giáo dục, chẩn đoán chữa bệnh, hàng không cảm biết từ xa, trinh sát quân sự...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366173654965000/Hoa-hoc/Tai-sao-phim-mau-co-the-chup-thanh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận