Moses & Xuất Ai Cập: Huyền thoai hay thực tế?
Thời điểm: thế kỷ 13 tr. CN
Địa điểm: Ai Cập/bán đảo Sinai
Chúa đã phán như thế, Chúa của nước Israel, “Cứ để dân tộc của ta đi”.
SÁCH XUẤT HÀNH 5: 1
Sách Xuất hành (xuất Ai Cập) trong Kinh Thánh Hebrew mở đầu bằng lời giải thích do sự ngược đãi người Israel ở Ai Cập và Moses giải phóng họ khỏi thân phận nô lệ. Mặc dù là con trai của một đôi vợ chồng người Do Thái, Moses được một công chúa Ai Cập nuôi dưỡng. Khi trưởng thành, ông giết chết một đốc công Ai Cập khi ông này hành hạ một nô lệ Do Thái. Lúc mọi người đều biết hành động của ông, Moses buộc phải lẩn trốn trong sa mạc, nơi đây ông nhận được sự mạc khải của Chúa ở Bụi gai bốc lửa. Kết quả, Moses trở về Ai Cập, cùng với anh ông là Aaron, yêu cầu dân Do Thái phải được trả tự do.
Pharaoh (vua Ai Cập) từ chối, và mang mười trận dịch đến quê hương ông. Trận dịch thứ mười, cái chết của đứa con đầu lòng, gây sợ hãi ở mỗi gia đình Ai Cập, lúc này Pharaoh thúc giục dân Do Thái phải rời Ai Cập. Trong sa mạc phía đông Ai Cập, Chúa mở ra một khoảng trống ở Biển đỏ (Hồng Hải), cho dân Do Thái vượt biển mà không ướt chân, nhưng sau đó lại lấp nước lại, vùi lấp những người Ai Cập đang truy đuổi phía sau - Pharaoh phải đổi ý.
Không phải học giả nào cũng nghĩ rằng Moses đã tồn tại hoặc việc xuất Ai Cập đã từng xảy ra như ghi chép. Thế nhưng, nhiều người cân nhắc chuyện này trong khi cách giải thích trong Kinh Thánh về phép màu của mười trận dịch và việc vượt Biển Đỏ là chuyện hoang đường, tuy nhiên phần thông tin lịch sử cốt cõi lại nằm trong chuyện kể, phần lớn tìm thấy trong các sách Xuất Ai Cập, sách Dân số và sách Thứ luật. Hai trường phái tư tưởng thường gọi là “phe thiểu số” và “phe đa số”, cũng như việc tranh luận quanh chuyện sách Xuất Ai Cập là một phần trong nhiều cuộc tranh luận lớn hơn về cách sử dụng kinh thánh Hebrew như nguồn gốc lịch sử của Israel.
Dân Do Thái vượt Biển Đỏ trong khi người Ai Cập bị chết đuối, bích họa trong giáo đường Do Thái ở Dura-Europos, Syria, giữa thế kỷ 3 sau CN.
Phe thiểu số vạch rõ thiếu chứng cứ cụ thể ở Ai Cập, Sinai hay bất cứ nơi nào khác, cũng như tính chất huyền diệu của mười trận dịch và việc rẽ sóng tạo đường đi ở Biển Đỏ. Họ cho rằng các chuyện kể trong Kinh Thánh được biên soạn muộn hơn các biến cố mà họ có ý mô tả rất nhiều, từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 2 tr. CN. Vào thời điểm ấy, cũng không hề có chuyện viết sử, các chuyện kể trong Kinh Thánh đơn thuần chỉ là chuyện thần thoại và dân gian, không chính xác và không thể tin cậy. Vì thế nghiên cứu khảo cổ và lịch sử đều không thể làm sáng tỏ nội dung Kinh Thánh.
Cảnh nhìn từ trên không núi Sinai và các đỉnh bao quanh.
Trái lại, cái gọi là “phe đa số” bao gồm quan điểm đa số, có quan điểm khác về tính chất nội dung Kinh Thánh, mặc dù họ không thừa nhận Kinh Thánh Hebrew được hoàn thành rất lâu sau các biến cố tường thuật trong sách. Lúc những người Babylon dưới triều vua Nebuchadnezzar phá hủy ngôi Đền thứ nhất năm 587/6 tr. CN, họ đưa những người lãnh đạo ở Jerusalem và Judah lưu đày ở Babylon. Chính tại nơi này, từ năm 586 đến 538 tr. CN, các phiên bản sau cùng của nhiều quyển trong bộ Kinh Thánh Hebrew được đối chiếu với các nguồn thành văn và truyền khẩu khác nhau mà những người bị đày phải chuyển giao. Vì thế chuyện kể trong Kinh Thánh vẫn còn lưu giữ vô số thông tin lịch sử chính xác.
Các học giả như thế cũng chỉ rõ có một chuyện kể chính liên quan đến nhóm người do Moses dẫn dắt, người nhận được Luật (Torah) ở núi Sinai. Ngoài việc xuất Ai Cập dưới sự dẫn đắt của Moses, chuyện kể trong Kinh Thánh cũng giữ được nhiều dấu vết của một số chuyến đi ở Sinai, ít nhất cũng có khả năng rằng tổ tiên dân Do Thái đã đến rồi đi trong một thời gian dài. Trong khi không thể chắc chắn về con đường xuất Ai Cập, cũng như địa điểm của nhiều nơi ở Sinai mà ngày nay vẫn chưa tìm ra, số học giả này cho rằng nghiên cứu lịch sử và khảo cổ sẽ có khả năng làm sáng tỏ chuyện kể trong Kinh Thánh.
Moses đang cầm bia đá Mười điều răn trong khi dân Do Thái đang túm tụm bên dưới. Alba Bible, 1422.
Dân Do Thái ở Ai Cập?
Phe thiểu số không hề có chút chứng cứ nào cụ thể về sự tồn tại của Moses hay việc xuất Ai Cập, cũng như sự có mặt của dân Do Thái ở Canaan, và bác bỏ phần này trong Kinh Thánh Hebrew xem đó là chuyện thêu dệt của thời đại sau này. Thế nhưng, phe đa số cũng nhất trí việc không có chứng cứ ở Ai Cập, Sinai hay nơi khác đặc biệt có liên quan đến Moses và sự xuất Ai Cập, nhưng cho biết cả hai sự có mặt của các dân tộc Semite ở Ai Cập, và việc một dân số mới đến cư trú ở cao nguyên trung tâm Judah trong các thế kỷ 13 - 12 tr. CN. Sử dụng các sự kiện lịch sử Ai Cập đã có, họ chứng minh rằng từ thế kỷ 19 tr. CN và có lẽ sớm hơn, nhiều nhóm du mục Semite đã đến Ai Cập để buôn bán, mua lương thực, một số phải định cư nếu có điều kiện, thường ở phần phía đông châu thổ sông Nile. Trong số những nhóm di dân này có tổ tiên của dân Do Thái, các thị tộc gia trưởng dưới sự lãnh đạo của Jacob. Họ đến để gia nhập với Joseph ở Ai Cập, và được trao nhiệm vụ chăn gia súc cho Pharaoh, định cư theo lệnh của nhà vua ở vùng đất Goshen, ngày nay thường nghe là vùng châu thổ phía đông.
Bia Merneptah ở Israel, ghi lại chiến thắng của ông ở Canaan, kể cả việc tiêu diệt dân tộc Do Thái.
Các dân tộc ở biển được mô tả trên các bức tường ở Medinet Habu, Luxor, Ai Cập, nhìn mũ sắt biết họ là người Philistines.
Trong giai đoạn tiếp theo Ai Cập suy yếu, con cháu của số định cư ban đầu thành lập quyền thống trị của riêng mình trên vùng châu thổ, lập thủ đô ở Avaris. Trong lịch sử gọi họ là người Hyksos, có nghĩa “thủ lãnh xứ đồi đến từ nước ngoài” - một mô tả đúng đới với miền nam Canaan. Vương triều bản xứ vừa phục hồi đã trục xuất họ ra khỏi Ai Cập vào khoảng giữa thế kỷ 16 tr. CN. Vô số tầng lớp nông dân Semite vẫn còn ở lại và trở thành một bộ phận dân số nông nghiệp của châu thổ. Chính những người này bị “nhà vua không hề biết Joseph biến họ thành nô lệ” theo cách mô tả trong Kinh Thánh (sách Xuất Ai Cập 1: 8). Nhà vua này có lẽ là một trong số các pharaoh thuộc vương triều thứ 19, trị vì k. 1307 tr. CN, bà con thân thích có lẽ sống ở vùng châu thổ phía đông vì họ đã xây dựng cơ ngơi ở đây. Thủ đô đặt ở Pi-Ramessu (trong Kinh Thánh và Raamses, Qantir ngày nay cách Avaris không xa lắm.
Các pharaoh này xây dựng nhiều thành phố khác, trong đó có Pi-Atum (trong Kinh Thánh là Pithom, Tell el- Rataba ngày nay), và một loạt các pháo đài, kho cung cấp trong cùng khu vực, nhằm ngăn chặn sự tấn công bất ngờ của số người du cư trên bán đảo Sinai và những nơi khác. Muốn thế các pharaoh sử dụng dân cư trong vùng theo một hệ thống dao động khổ sai, không giống như Châu Âu thời Trung cổ. Trong số dân làng Ai Cập là nhiều nhóm con cháu người Hyksos cũng như số di dân khác, chắc chắn tất cả số này đều khát khao trốn khỏi thân phận không mong muốn này. Vì thế người ta cho rằng dân Do Thái phải rời bỏ Ai Cập cùng với nhiều nhóm người khác (Exodus 12: 38). Chính vì thế nên nhiều học giả cho rằng việc xuất Ai Cập xảy ra vào thế kỷ 13 tr. CN là phù hợp nhất, trong vương triều kéo dài của Ramesses II (k. 1290-1224 tr. CN).
Con đường Xuất Ai Cập
Tuy nhiên, con đường Moses dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi Ai Cập chắc chắn là một bí ẩn. Thậm chí người ta cũng không rõ tại sao “YamSuf” trong tiếng Hebrew lại được dịch sang tiếng Anh là Biển Đỏ chứ không phải là Biển Sậy, và cũng không biết nằm ở đâu. Không có sự nhất trí nào trong việc nhận dạng các trại của dân Do Thái, nhưng có lẽ điều này không phải ngạc nhiên: các bộ tộc du mục trên bán đảo Sinai hầu như không thể nhớ được địa danh bằng tiếng Hebrew. Con đường xuất Ai Cập và lang thang trong sa mạc cũng như vị trí núi Sinai đều không phát hiện được. Kadesh-Barnea, nơi dân Do Thái hạ trại trong gần 40 năm trước khi tiếp tục cuộc hành trình đến Canaan, có thể đồng nhất với ốc đảo Ein Qudeirat ở đông bắc Sinai, nhưng ở đó không còn tàn tích nào có niên đại với thời điểm tương ứng.
Các tuyến đường di cư có thể của dân Do Thái băng qua bán đảo Sinai hướng về Canaan.
Vùng đất hứa
Moses mất, mai táng trên núi Nebo ở Moab (Deuteronomy 34: 1,5), chính Joshua là người dẫn dắt mọi người băng qua Jordan đến xứ đồi Canaan. Có ít bằng chứng của việc chiếm đất như được kể lại trong các sách của Joshua và Judges, nhưng có bằng chứng về việc lập ra các ngôi làng trồng trọt nhỏ ở những ngọn đồi này trong lần đầu tiên. Chúng có niên đại từ thế kỷ 13 đến 11 tr. CN, cùng lúc với vùng đất tiếp giáp phía đông Địa Trung Hải bị những người di cư thuộc vùng biển Aegeat ấn công. Trong tư liệu Ai Cập, các nhóm này được gọi là các ''Dân tộc ở biển''. Trong số này có người Phi-listines định cư trong khu vực hiện nay gọi là Dải Gaza. Số dân ty nạn từ tình trạng chia rẽ ở vùng đồng bằng duyên hải đã tạo dựng cuộc sống mới cho chính họ ở các ngôi làng trên vùng đồi núi sâu trong đất liền, nơi đây họ tụ họp với dân Do Thái đến từ phía đông. Có nhiều dấu hiệu cho thấy có nhiều sáng kiến công nghệ trong số các cộng đồng nông nghiệp mà họ cùng nhau xây dựng. Một thực tế thú vị là trái với việc định cư tạm thời ở vùng ven biển, không hề có chứng cứ nào về xương lợn trong số gia súc còn lại trong đa số các làng này. (Sau này đạo Do Thái cấm dùng thịt lợn theo luật nghi lễ). Điều này có thể biểu thị không những có sự có mặt của dân Do Thái trong các làng trên đồi mà còn cho thấy chính niềm tin tôn giáo của họ đã chi phối các cộng đồng này.
Có nhiều chứng cứ khác hình thành chứng cứ thuyết phục về sự tồn tại của nước Do Thái ở Canaan vào cuối thế kỷ 12 và 11 tr. CN. Vào năm thứ năm trong vương triều của mình (k. 1219 tr. CN, pharaoh Memeptah của Ai Cập mở chiến dịch trong khắp vùng với hy vọng tái lập quyền kiểm soát của Ai Cập. Trong công trình tưởng niệm ông dựng lên sau này ở Kamak liệt kê những cuộc xâm chiếm của ông, ông ghi chú trong số này có cả chiến dịch ở Canaan ông đã tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Do Thái. Thật trớ trêu đây cũng chính là lời ghi chú ngoài Kinh Thánh đầu tiên về sự tồn tại của nước Do Thái cũng xác nhận bị hủy diệt hoàn toàn.
Vì thế mặc dù không đủ chứng cứ trực tiếp về Moses và việc xuất Ai Cập, nhưng có khá nhiều chứng cứ gián tiếp khó lòng bác bỏ. Cuối cùng chỉ là vấn đề nhận thức cá nhân, nhưng đối với những ai tin tưởng tuyệt đối vào thực chất chân lý của sự kiện theo Kinh Thánh thuật lại, nên nghĩ luôn có một bí ẩn bao quanh các chuyện kể.