Tài liệu: Nước Đức - Lịch sử

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hệ thống giáo dục của Đức đã có một truyền thống lâu đời về các trường học cưỡng bách của từng bang.
Nước Đức - Lịch sử

Nội dung

Lịch sử

            Hệ thống giáo dục của Đức đã có một truyền thống lâu đời về các trường học cưỡng bách của từng bang. Vương quốc Phổ vốn là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập một hệ thống trường lớp miễn phí vào thế kỷ 18. Những trường này có chương trình kéo dài trong 8 năm và cung ứng cho học sinh những gì cần thiết trong thế giới công nghiệp hóa ở giai đoạn sơ khai: các kỹ năng đọc, viết, toán học, đồng thời với đạo đức nghiêm ngặt và ý thức về bổn phận, kỷ luật và sự vâng lời. Những học sinh ở các lớp cao hơn đi học tại các trường tư thục trong thời gian 4 năm. Lúc đó thường dân chưa được học lên cấp trung học.

            Sau cuộc chiến tranh Napoleoan, nước Phổ đã đưa ra những yêu cầu để giáo viên được nhà nước công nhận (năm 1810), vốn giúp nâng cấp chất lượng giảng dạy một cách rõ rệt. Khi đế quốc Đức được hình thành vào năm 1871, hệ thống trường lớp đã trở nên có hệ thống hơn và tập trung hơn. Có thêm nhiều trường trung học đã được thành lập, vì những nghề nghiệp cần phải học tập đòi hỏi các thanh niên phải được giáo dục kỹ hơn. Nhà nước đã giữ độc quyền đặt ra những chuẩn mực và giám sát các trường.

            Từ năm 1872 đã cớ những trường trung học dành riêng cho nữ sinh. Sau Thế chiến Thứ I, nước Cộng hòa Weimar đã thành lập các trường Grundschule (trường sơ cấp) có chương trình 4 năm, dạy miễn phí cho mọi học sinh. Hầu hết học sinh lúc đó học thêm 4 năm nữa, nhưng những học sinh có khả năng đóng học phí sẽ đến các trường Mittelschule (trường trung cấp) với chương trình học nâng cao hơn và thời gian cũng lâu hơn từ 1 đến 2 năm. Trong thời kỳ Phát xít (1933- 1945), chương trình học có nội dung mang tính tuyên truyền, nhưng về cơ bản hệ thống trường lớp vẫn không thay đổi.

            Sau Thế chiến Thứ II các lực lượng Đồng minh đã xóa bỏ các tư tưởng Phát xít và thành lập các hệ thống giáo dục trong khu vực chiếm đóng của họ theo kiểu cách riêng của  từng nước. Khi Tây Đức được độc lập một phần vào năm 1949, hiến pháp mới của nước này đã cho quyền tự trị về giáo dục cho từng bang. Điều này đã dẫn đến một bối cảnh vô cùng đa dạng về hệ thống trường lớp,  gây khó khăn cho những học sinh chuyển trường từ bang này sang bang khác. Sau đó một bản thỏa thuận liên bang đã được ký kết, theo đó các hệ thống trường lớp của 16 bang phải cùng đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1975-02-633469630617187500/Giao-duc/Lich-su.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận