Tài liệu: Nước Đức - Trong nước cộng hòa Weimar (1918 -1933)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Phim của Đức luôn phản ánh những thay đổi về xã hội và công nghệ trong nước.
Nước Đức - Trong nước cộng hòa Weimar (1918 -1933)

Nội dung

TRONG NƯỚC CỘNG HÒA WEIMAR (1918 -1933)

            Phim của Đức luôn phản ánh những thay đổi về xã hội và công nghệ trong nước. Trong thời gian từ 1918 đến 1933 điện ảnh đã trở nên một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến nhất tại nước Cộng hòa Weimar vốn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Đức đã đi tiên phong trong phương tiện truyền thông mới này và có nhiều xưởng làm phim nhất châu Âu. Trong các thập kỷ 1920 và 1930, phim trường nổi tiếng Babeisberg ở ngoại ô Berlin đã sản xuất ra một lượng phim nhiều hơn so với tất cả các nước châu Âu gộp lại. Những phim câm của thời kỳ sơ khai được sản xuất tại đây đã hình thành chuẩn mực cho điện ảnh thời đó.

THẬP KỶ 1930 VÀ THỜI HẬU CHIẾN

            Với sự phát minh ra phim nói vào thập kỷ 1930, những nhà làm phim phải chịu sự thử thách của những khả năng mới. Những phim như ''Der blaue Engel'' (Thiên thần Xanh) do Marlene Dietrich đóng, hay phim hài ''Die drei von der Tankstelle'' (Ba gã ở Trạm xăng) do Heinz Ruhmann đóng đã nằm trong số những phim nổi tiếng nhất của thời kỳ này. Khi đảng Quốc xã lên cầm quyền, nhiều phim ảnh đã phải qua kiểm duyệt, và chính quyền này đã sử dụng phương tiện truyền thông này như một phần của bộ máy tuyên truyền của họ. Nhiều diễn viên đã rời bỏ nước Đức. Sau 1945, điện ảnh của Đức có thêm chức năng giáo dục ngoài giá trị giải trí của nó. Những phim như ''Die Morder sind  unter uns" (Những kẻ Sát nhân Nằm trong Chúng ta) đã đặt ra những vấn đề về tội ác là đạo đức. Rất nhiều tác phẩm điện ảnh thời hậu chiến đã phản ánh tình trạng xã hội và chính trị của đất nước.

NHỮNG LIÊN HOAN PHIM ĐẦU TIÊN

VÀ NHỮNG THỂ LOẠI MỚI (1950-1980)

            Trong thập kỷ 1950, việc đi xem phim là hoạt động số một trong số các hoạt động giải trí ở Đức. Phổ biến nhất trong thời kỳ này là dạng phim gọi là ''phim quê hương'', thể hiện những quang cảnh đồng quê của Đức hơn là những thành phố bị ném bom, và là một phương tiện quan trọng giúp người Đức thoát khỏi thực tại. Năm 1951, bộ phim ''Die Sunderin'' (Câu chuyện về Người Phạm tội) đã dấy lên xì-căng-đan lớn đầu tiên về điện ảnh ở Đức. Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh của đất nước này có một người đàn bà khỏa thân được chiếu trên màn bạc. Cùng năm đó Bộ Nội vụ Liên bang đã trao Giải thưởng Điện ảnh Đức quốc cho các phim nổi bật nhất, và Liên hoan Phim Quốc tế được tổ chức tại Berlin lần đầu tiên. Ngày nay liên hoan Berlin này là một trong những liên hoan phim có uy tín nhất trên thế giới. Đã có hơn 100 liên hoan phim được tổ chức tại Đức, bao trùm một dải rộng nhiều thể loại khác nhau.

THẬP KỶ 1980

            Trong thập kỷ 1980, những nhà làm phim trong cái gọi là phong trào điện ảnh mới của Đức đã có được nhiều thành công về mặt thương mại và quốc tế. Năm 1979 Volker Schlondorff đã đoạt giải ''Cành cọ Vàng'' trong liên hoan phim Cannes, và năm 1980 ông lại đoạt giải Oscar cho bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của của Gunter Grass, ''The Tin Drum '' (Chiếc trống Thiếc).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1973-02-633469616063125000/Van-hoa---xa-hoi/Trong-nuoc-cong-hoa-Weim...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận