Tài liệu: Nước Đức - Âm nhạc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nguồn gốc xưa nhất của âm nhạc Đứ và các bài thánh ca tu viện và âm nhạc tôn giáo.
Nước Đức - Âm nhạc

Nội dung

ÂM NHẠC

            Nguồn gốc xưa nhất của âm nhạc Đứ và các bài thánh ca tu viện và âm nhạc tôn giáo. Trong thế kỷ 12 bà trưởng tu viện Hildegard đã viết những bài thánh ca và những nhạc phẩm sôi nổi để tìm cách giải thoát sự biểu diễn âm nhạc ra khỏi những ước lệ hẹp hòi. Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14 những nhà quý tộc và hiệp sĩ lang thang, gọi là những ca sĩ hát rong, đã viết ra và ngâm những bài thơ theo truyền thống hát rong của Pháp. Trong số khỏang 160 ca sĩ hát rong vào thời này, những người nổi tiếng nhất là Walther von der Vogelweide và Reinmar von Hagenau. Ngoài các ca sĩ hát rong, một truyền thống âm nhạc dân gian cũng đã phát triển. Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 giải trung lưu người Đức thích những bài hát sôi nổi do các nhà thơ và nhạc sĩ trong các phường hội ca nhạc sáng tác.

            Trong thế kỷ 16 và l7, âm nhạc phức điệu trong đó nhiều giai điệu đan xen với nhau, đã du nhập vào Đức dưới hình thức các bài thánh ca Tin lành. Trái ngược với âm nhạc truyền thống của nhà thờ Thiên chúa giáo, những bài thánh ca Tin lành đã trở thành âm nhạc của những người sùng đạo. Ngay bản thân người lãnh đạo Tin lành là Martin Luther cũng đã đóng góp vào đó một số bài thánh ca phổ biến nhất. Những nhà soạn nhạc tôn giáo hàng đầu có Dietrich Buxtehude và Johann Pachelbel.

            Thời đại của âm nhạc ba-rốc bắt đầu với một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của Đức là Johann Sebastian Bach. Những tác phẩm vượt trội của Bach vào đầu thế kỷ 18 đã được hâm mộ nhờ cách sử dụng các đối âm một cách rất nghệ thuật. Trong số những tác phẩm của ông có các bản Christmas, The Passion of St. Matthew, The Passion of St. John. Bach cũng có hai người con trai có năng khiếu âm nhạc là Johann Christian Bach và Carl Phiipp Emanuel Bach, vốn cũng đã trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng.

            Vào thập kỷ 1740 các cung đình hoàng tộc ở các thành phố như Berlin, Dresden, Mannheim và Vienna đã trở thành những nhà tài trợ cho âm nhạc cùng với các nhạc sĩ và nhạc công. Trong thời kỳ cách mạng ở Pháp và Mỹ đã nổi lên Ludwig van Beethoven, người vốn cũng đã cách mạng hình thức và cách biểu diễn âm nhạc vào đầu thế kỷ 19. Ông đã sử dụng những hòa âm không chính thống trong những bản xô- nát và những bản giao hưởng cổ điển để truyền cảm hứng cho người nghe. Các tác phẩm của ông đã đem lại tiếng tăm cho Beethoven là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất ở phương Tây.

            Nhiều nhạc sĩ Đức thế kỷ l9 đã pha trộn phong cách cổ điển với đặc điểm tùy ý và ít cấu trúc hơn của phong cách lãng mạn. Chẳng hạn như Brahms, với những tác phẩm nghiêng về phong cách cổ điển nhiều hơn, còn Schumann thì thiên về phong cách lãng mạn nhiều hơn. Vợ của Schumann là Clara Schumann cũng là một nhạc sĩ và nhạc công lỗi lạc, đã soạn ra nhiều tác phẩm theo phong cách lãng mạn. Nhà soạn nhạc cổ điển Felix Mendelssohn đã viết nhiều tác phẩm cho nhạc hòa tấu, hợp xướng và nhạc thính phòng.

            Nhạc ô-pê-ra của Đức vào thế kỷ 19 có một sự tiến triển đầy ấn tượng qua những bàn tay của Carl Maria von Weber và Richard Wagner. Wagner đã phát triển một mối liên kết gần gũi hơn giữa âm nhạc và động tác trên sân khấu. Cả Weber và Wagner đều thích những chủ đề trong lịch sử nước Đức đặc biệt là vào thời Trung cổ. Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Wagner có The Flying Dutchman (Người Hà Lan biết bay) và Ring of the Nibelungs (Chiếc nhẫn của Nibelungs). Sau đó Richard Strauss đã soạn tác phẩm ô-pê-ra nổi tiếng Der Rosenkavalier (1911) và Engelbert Humperddinck thì đưa ra những bản ô-pê-ra cho thiếu nhi. Nước Đức cũng sản sinh ra nhiều đạo diễn ô-pê-ra tài năng như Otto Klempeler và Kurt Masur.

            Cũng giống như trong những lĩnh vực khác, đảng Quốc xã đã ngăn trở sự phát triển của âm nhạc vào thập kỷ 1930. Hàng trăm nghệ sĩ âm nhạc đã rời bỏ đất nước trong những năm Đệ tam Quốc xã. Sau chiến tranh, chỉ có một số ít những nhà soạn nhạc hiện đại xuất hiện, nổi bật là Karlheinz Stockhausen với âm nhạc điện tử, và Hans Werner Henze được biết đến với những bản ô-pê-ra trữ tình hiện đại. Tuy nhiên dòng âm nhạc truyền thống vẫn tiếp tục ở Đức với sự biểu diễn và thu âm của hơn 150 dàn nhạc lớn, trong đó có những nhóm nổi tiếng thế giới như ban nhạc Yêu âm nhạc Berlin, ban nhạc Gewandhaus ở Leipzig, và ban nhạc Yêu âm nhạc Munich.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1973-02-633469614324375000/Van-hoa---xa-hoi/Am-nhac.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận