Tài liệu: Nước Đức - Tiền tệ và ngân hàng

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đơn vị tiền tệ của Đức là đồng Euro. Đức là một trong số 12 quốc gia đã sử dụng đồng tiền này làm đơn vị giao dịch chính thức.
Nước Đức - Tiền tệ và ngân hàng

Nội dung

TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG

            Đơn vị tiền tệ của Đức là đồng Euro. Đức là một trong số 12 quốc gia đã sử dụng đồng tiền này làm đơn vị giao dịch chính thức. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 đồng Euro đã được sử dụng trong việc chuyển khoản điện tử và trong các mục đích kế toán, còn đồng Đức mã được sử dụng vào những mục đích khác. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2002, tiền giấy và tiền kim loại bằng đồng Euro đã được đưa vào lưu hành, và đồng Đức mã không còn giá trị pháp lý trong việc sử dụng nữa.

            Là một thành viên sử dụng đồng tiền thống nhất của châu Âu, Đức phải theo các chính sách kinh tế do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đề ra. ECB tọa lạc tại Frankfurt, nước Đức và chịu trách nhiệm về tất cả các chính sách tiền tệ của khối EU, trong đó có việc ấn định mức lãi suất và điều tiết sự cung ứng tiền tệ. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, việc kiểm soát các chính sách tiền tệ của Đức đã chuyển giao từ Ngân hàng Trung ương Đức sang Ngân hàng Trung ương châu Âu.

            Các cơ sở tài chính của Đức bao gồm hàng trăm các ngân hàng cho vay và ngân hàng tiết kiệm, hàng ngàn các công ty tín dụng và hàng chục những cơ sở và ngân hàng thế chấp. Chứng khoán đã được buôn bán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Frankfult. Thị trường tư bản ở Đức có một lượng lớn những chứng khoán lãi suất cố định dưới dạng các trái phiếu chính phủ và trái phiếu bất động sản.

            Một trong những thử thách lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng của Đức là sự bất ổn định của đồng Đức mã, phát sinh từ việc hội nhập tiền tệ giữa Đông và Tây vào tháng 7 năm 1990. Đồng Đức mã của Đông Đức vốn không được giao dịch trên thị trường tiền tệ thế giới và có thể mua được ở ngoài theo giá cứ 7 đồng Đông Đức ăn một đồng Đức mã Tây Đức. Để giữ giá cho đồng tiền Đông Đức vào lúc thống nhất, chính quyền Tây Đức đã đồng ý cho mỗi công dân Đông Đức được đổi 4.000 Đức mã Đông Đức trong tài khoản tiết kiệm của họ theo mức một đổi một với đồng Đức mã Tây Đức. Những nỗ lực để kiểm soát lạm phát do tình trạng này gây ra bằng cách nâng mức lãi suất đã làm mất ổn định về tài chính trong các nước châu Âu khác và có thể đã tiếp tục gây ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vào năm 1992.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1972-02-633469601527031250/Kinh-te/Tien-te-va-ngan-hang.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận