Tài liệu: Nước Đức - Lao động

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trước kia Tây Đức có rất ít người thất nghiệp, và ở Đông Đức thì mọi người đều có việc làm.
Nước Đức - Lao động

Nội dung

LAO ĐỘNG

            Trước kia Tây Đức có rất ít người thất nghiệp, và ở Đông Đức thì mọi người đều có việc làm. Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990, nạn thất nghiệp ở Đức đã gia tăng. Sự gia tăng này có một số nguyên nhân, trong đó có việc cơ cấu lại nền công nghiệp ở Đông Đức trước kia, sự giảm sút xuất khẩu do tình hình suy thoái ở các nước khác, và các chính sách tiền tệ được ban hành để kiềm chế lạm phát. Vào đầu năm 1997 tỉ lệ thất nghiệp đã lên đến mức 12,2%, với hơn 4 triệu người không có việc làm. Ở phía Tây, tỉ lệ này là hơn 9%, trong khi ở phía Đông tỉ 1ệ này khoảng 17%. Trong số những lý do của tình trạng chậm trễ trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân là mức lương cao vốn phổ biến ở Đức và các nghiệp đoàn rất mạnh, vốn luôn bảo vệ mức lương cũ và những chỗ làm cũ.

            Đức có một lịch sử về các nghiệp đoàn lao động rất bền vững. Những nghiệp đoàn đầu tiên ở đây được thành lập năm 1868 và lớn mạnh thành một lực lượng hùng hậu về chính trị và kinh tế cho đến khi Đệ tam Quốc xã quản lý tất cả các tổ chức lao động vào năm 1933. Sau năm 1945 các nghiệp đoàn xuất hiện trở lại ở Tây Đức với lực lượng mạnh gấp đôi trước kia, dưới tổ chức Liên đoàn Đức quốc (DGB). Trong năm 1949 DGB đã có 4,8 triệu thành viên. Năm 1989, trước khi đất nước thống nhất, liên đoàn này đã có 7,9 triệu thành viên. Việc thống nhất đất nước đã nâng số thành viên lên 50% trước khi số lượng thành viên ổn định ở mức khoảng 9 triệu người. Số lượng thành viên này dao động trong các ngành nghề, từ 2,7 triệu người trong các ngành luyện kim và công nghiệp ô tô đến 22.000 thành viên trong ngành thuộc da. Những bộ phận quan trọng của DGB là các ngành dịch vụ, hóa chất, giấy và đồ gốm. Ngoài DGB còn có những nghiệp đoàn lớn như Nghiệp đoàn Nhân viên Văn phòng, Nghiệp đoàn Công chức, và Nghiệp đoàn Công nhân Cơ đốc giáo.

            Trong khi đó ở Đông Đức có tổ chức Nghiệp đoàn Đức quốc Tự dơ (FDGB) do nhà nước kiểm soát. Vào thời cao điểm, FDGB có 9,6 triệu thành viên, bao gồm những người nghỉ hưu, sinh viên, công nhân sản xuất, nhân viên văn phòng, trí thức và những người làm nghề chuyên môn. FDGB đã giải tán khi thống nhất, và DGB ở phía Tây đã thay thế chức năng của nớ và hỗ trợ cho các công nhân Đông Đức trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, vốn bao gồm những phong trào đuổi việc, giảm giờ làm và về hưu sớm. DGB đã tiến hành hàng loạt những cuộc đình công để đòi tăng lương và điều kiện làm việc tốt hơn cho các  công nhân Đông Đức. Tuy nhiên, đến giữa thập kỷ 1990 sự khác biệt về lương và năng suất kém hơn vẫn còn làm cho công nhân Đông Đức đi sau Tây Đức từ 20 đến 40% trong một số lĩnh vực.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1972-02-633469591747031250/Kinh-te/Lao-dong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận