NƯỚC ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Cùng với Mỹ và Nhật, Đức có một nền kinh tế nằm trong số lớn nhất thế giới và một hệ thống ngân hàng chiếm ưu thế vượt trội. Trong số ba nước này thì Đức có một nền kinh tế nhỏ nhất và nhạy cảm nhất. Số lượng 3 tỉ Đức mã về GDP của Đức vốn ít hơn một phần ba GDP của Mỹ và so với Nhật thì ít hơn một nửa. Mặc dù với tầm cỡ kinh tế tương đối nhỏ, nước này vẫn luôn luôn có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với kinh tế thế giới. Từ khi kết thúc Thế chiến Thứ II, Cộng hòa Liên bang Đức đã đóng một vai trò chủ chết trong việc khởi đầu, quản lý và chấm dứt các cuộc khủng hoảng và các giai đoạn trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Giai đoạn đầu tiên và thời kỳ Bretton Woods, được đặt tên từ bãi nghỉ mát ở New Hamsphire, nơi hội nghị tiền tệ của Đồng minh được triệu tập vào tháng 7 năm 1944, đã hình thành Quỹ Tiền tệ Quốc tế sắp đặt lại trật tự toàn cầu sau chiến tranh. Đồng đô la được quy ra vàng với mức cố định và 35 USD một ounce, tạo thành một sự hậu thuẫn chính thức cho hệ thống tiền tệ toàn cầu. Tất cả những loại tiền tệ khác được kết nới với hệ thống này qua một tỉ giá cố định so với đồng đôla. Các nước cớ thề giảm giá hay nâng giá đồng tiền đối với đồng đôla, và giá vàng tính bằng đô la ít nhất cũng đước giữ vững về mặt lý thuyết khi tỉ giá giữa các đồng tiền khác dao động.
Vào cuối thập kỷ 1960 đồng đô la đã trở nên thặng dư trong hệ thống tài chính quốc tế. Phần lớn với những lý do về mặt nội bộ, Mỹ đã đặt trọng tâm vào việc mở rộng khả năng thanh toán của đồng đô la hơn là duy trì giá trị của đồng tiền này. Sự lo sợ về nạn lạm phát của Mỹ đã làm cho người ta giảm nhu cầu về đồng đôla, trong khi đó nhiều ngân hàng trung ương lại giữ một số lượng tiền đô nhiều hơn nhu cầu của họ. Mỹ đã đề nghị các nước khác nâng giá đồng tiền của họ theo như Hiệp định Bretton Woods cho phép. Nhưng những nước khác, cụ thể là Tây Đức, chưa kịp chuẩn bị đề nâng giá đồng tiền.
Tiền đã được đổ ra để mua đồng Đức mã, đôi khi là để mua hàng hóa của Đức, nhưng thường là để ngăn chặn hậu quả do sự mất giá của đồng đô la và để thu lợi khi đồng Đức mã nâng giá. Nguồn dự trữ ngoại hối của Tây Đức đã gia tăng từ 2,7 tỉ USD vào tháng 12/ 1969 lên 12,6 tỉ USD vào tháng 12/ 1971, và lên đến 28,1 tỉ USD vào tháng 9/ 1973. Sự việc các nguồn ngoại tệ được đổ dần dần vào đồng Đức mã không những chỉ ảnh hưởng đến hệ thống Bretton Woods mà còn đe dọa đưa lạm phát vào Đức bằng cách mở rộng nguồn cung ứng đồng tiền của nước này.
Tây Đức đã giúp hỗ trợ cho đồng đô la trong khoảng cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970. Chủ tịch ngân hàng trung ương của Đức đã gửi một bức thư cho chủ tịch ủy ban Dự trữ Liên bang của Mỹ, cam kết rằng Đức sẽ không mua vàng của Mỹ mà sẽ duy trì nguồn dự trữ của Đức bằng đồng đô la Mỹ và một số nước khác đã ép Tây Đức nâng giá đồng Đức mã để bù trừ cho sự thừa thãi đồng đô la. Mặc dù ngân hàng trung ương Đức muốn nâng giá đồng tiền của họ để giảm thiểu nguy cơ lạm phát, chính quyền Tây Đức e ngại rằng việc nâng giá này sẽ ảnh hường tới sức cạnh tranh toàn cầu của đất nước và làm giảm lượng xuất khẩu.
Cuối cùng, hệ thống Bretton Woods đã bị sụp đổ vào tháng 8/ 1971. Mỹ đã ngưng việc mua bán vàng với giá 35 USD một ounce, và từ đó đã giải tỏa mối liên kết cố định giữa vàng và đồng đô la. Với sự kiện đó, hệ thống tiền tệ này đã hoàn toàn mất chỗ dựa.
Đồng Đức mã vẫn chịu sự căng thẳng trong suốt thời kỳ hậu Bretton Woods. Nó đã được sử dụng để hỗ trợ cho đồng đô la. Những loại tiền tệ khác lại tiếp tục được đổ vào để mua Đức mã. Để làm giảm sức ép đối với châu Âu, Tây Đức và các nước châu Âu khác cùng thỏa thuận ghìm tiền tệ của họ vào một hệ thống bao gồm những dải hẹp về tỉ giá hối đoái. Nhưng hành động này cũng không mang lại kết quả. Các chính sách nội địa và thậm chí các chủ trương kinh tế của các nước dẫn đầu - Tây Đức, Pháp, Anh và Ý - đã đi chệch nhau quá xa. Đồng Đức mã đã là loại tiền tệ mạnh nhất, và những loại tiền khác không thể địch lại nó về mặt giá trị.
Mỹ và Tây Đức đã đóng vai trò chủ chốt trong việc cố gắng sắp xếp lại một hệ thống tiền tệ mới toàn cầu. Nhưng hai nước này lại có mục tiêu đối nghịch nhau. Mỹ chủ trương không để đồng đô la một lần nữa lại giữ nhiệm vụ duy trì một sự dàn xếp quốc tế, vì lo ngại cho cái giá phải trả cho việc xuất khẩu và sự ổn định kinh tế của họ. Chính quyền Mỹ cho rằng những nước có thặng dư mậu dịch, chẳng hạn như Tây Đức nên nhận một phần trách nhiệm trong việc giải quyết những cuộc khủng hoảng về tỉ giá hối đoái và phải nâng giá đồng tiền của họ. Mỹ cũng khăng khăng đòi một sự thỏa thuận tiếp theo trong việc trừng phạt bất kỳ nước nào từ chối không thực hiện những điều đó. Tây Đức đã từ chối lao đầu vào bất kỳ một thỏa thuận nào trong đó buộc họ phải nâng giá đồng Đức mã trong tương lai.
Tháng 3/ 1973 Mỹ và những chính quyền khác cùng vớt các ngân hàng trung ương đã bỏ không duy trì hệ thống Bretton Woods bằng cách hình thành những tỉ giá hối đoái cố định. Với quyết định đó, giai đoạn tiếp theo của hệ thống quốc tế thời hậu chiến, giai đoạn ''thả nổi'', bắt đầu. Với chính sách thả nổi, mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ và đồng Đức mã bắt đầu lệ thuộc vào các lực lượng thị trường hơn là vào các cuộc thương lượng chính thức.
Việc thả nổi không cô lập các nền kinh tế nội địa với các sự kiện quốc tế và những lực lượng kinh tế toàn cầu. Mặc dù thời kỳ thả nổi có thể đã chấm dứt giai đoạn kết nối cố định với đồng đô la hay với vàng, nó không cho các quốc gia một sự tự do hoàn toàn về tiền tệ. Nó chỉ có nghĩa là việc điều chỉnh được thực hiện bởi thị trường, không phải bởi các sắc lệnh hay hiệp định của các chính phủ. Những điều chỉnh này, ít nhất là về mặt lý thuyết, sẽ xuất hiện trong những phản ứng đối với hoạt động mậu dịch hay sự không cân đối trong chi trả, và có tác dụng uốn nắn những tình trạng đó. Tuy nhiên, sự việc lại không diễn ra theo như người ta kỳ vọng hay lên kế hoạch.
Những hệ quả của cơ chế thả nổi đã không làm lợi một cách đồng đều đối với nước Đức. Ngân hàng trung ương thì hoan nghênh việc thả nổi vì nó giúp cho ngân hàng có nhiều sự linh hoạt hơn. Thực tế là ngân hàng này có thể kiểm soát hoàn toàn tỉ giá hối đoái của đồng Đức mã nếu như họ được chuẩn bị để điều tiết mức lãi suất. Nhưng ngành công nghiệp của Tây Đức, và đặc biệt là các nhà xuất khẩu, không hoan nghênh tình trạng tỉ giá hối đoái linh hoạt được đưa vào các cuộc thỏa thuận thương mại và các kế hoạch sản xuất. Những nhà xuất khẩu Tây Đức cũng phải đối đầu với một vấn đề đã xảy ra vào thập niên 1990. Công cụ mà ngân hàng trung ương thích sử dụng để chiến đấu với lạm phát cũng là công cụ để thu hút tư bản vào đồng Đức mã và giữ giá trị cho đồng tiền này. Nhiều nhà doanh nghiệp đã e ngại rằng lúc đó chính sách chống lạm phát của ngân hàng trung ương sẽ luôn luôn giữ cho đồng Đức mã mạnh hơn hầu hết những đồng tiền khác, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của họ.
Chính sách về tỉ giá hối đoái của Đức đã ở trong thế tiến thoái lưỡng nan đó. Tuy nhiên, khi một quyết định thực sự được cần đến trong thời kỳ thả nổi này, chính quyền và ngân hàng trung ương hầu như luôn luôn chọn con đường chống lạm phát. Họ thích một đồng tiền mạnh, vốn có thể ảnh hưởng bất lợi tới mậu dịch, hơn là một đồng tiền yếu, vốn có thể ngăn trở sự ổn định của hệ thống tiền tệ của Đức. Người Đức luôn luôn tham gia vào các cuộc bàn luận kinh tế mang tính quốc tế và họ đã đề cao giá trị của những cuộc bàn luận đó.
Sự điều phối kinh tế sau thời kỳ của hệ thống Bletton Woods đã đẫn tới sự phát trlển của một số tổ chức điều phối. Một trong những tổ chức này, đầu tiên được biết tới với cái tên không chính thức là Nhóm 5 nước (G-5), bao gồm Mỹ, Tây Đức, Nhật Bản, Anh và Pháp. Sau khi Canađa và Ý gia nhập, hiệp hội này được gọi là Nhóm 7 nước (G-7). Nhóm G-7 bao gồm những bộ trưởng tài chính và những ngân hàng trung ương của những cường quốc kinh tế, có các cuộc họp định kỳ và những cuộc bàn luận thường xuyên ngoài các phiên họp.
Ngoài cuộc họp của các bộ trưởng tài chính trong nhóm G-7, còn có một hội nghị thượng đỉnh kinh tế hàng năm, trong đó những người đứng đầu chính quyền của các nước này họp với nhau để điều phối các chính sách kinh tế và chính trị, hay ít nhất là để hiểu biết về nhau nhiều hơn. Hội nghị thượng đỉnh này được tổ chức hàng năm kể từ 1975, với địa điểm luân chuyển trong các nước thành viên, thường là ở các thủ đô.