Tài liệu: Nước Đức - Việc phá bỏ bức tường Bá Linh và sự thống nhất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 sẽ và một trong những ngày đáng nhớ nhất của lịch sử nước Đức.
Nước Đức - Việc phá bỏ bức tường Bá Linh và sự thống nhất

Nội dung

VIỆC PHÁ BỎ BỨC TƯỜNG BÁ LINH VÀ SỰ THỐNG NHẤT

            Ngày 9 tháng 11 năm 1989 sẽ và một trong những ngày đáng nhớ nhất của lịch sử nước Đức. Ngày này, Bức tường Bá Linh khủng khiếp, vốn trong suốt 28 năm đã là biểu tượng của sự chia cắt nước Đức, chạy xuyên qua giữa lòng thành phố thủ đô cũ đã được cảnh sát của Cộng hòa Dân chủ Đức phá bỏ. Trong nỗi hoài nghi đầy hân hoan, người Đức ở cả hai phía đã leo qua bức tường, vốn đã được gọi là ''công thự xấu xa nhất trên thế giới''. Họ ôm hôn lẫn nhau, đồng thời hát và múa trên các đường phố. Một số người đã đục lấy những mảnh nhỏ trên bức tường này để giữ làm một kỷ vật lịch sử của nước Đức. Người ở Đông Đức bắt đầu tràn qua Tây Đức. Chỉ trong vòng vài ngày, mỗi ngày có hơn l triệu người giành lấy cơ hội để nhìn phần đất láng giềng phía Tây của họ.

            Ngày 13 tháng 11, Hans Modrow được bầu làm chủ tịch của Cộng hòa Dân chủ Đức. Thủ tướng Kohl đã trình bày Kế hoạch Mười Điểm cho việc thống nhất từng bước của nước Đức trước quốc hợi vào ngày 28 tháng 11. Ngày 7 tháng 12 Hội nghị Bàn tròn giữa các đảng phái của Cộng hòa Dân chủ Đức được triệu tập. Ngày 22 tháng 12 cổng Brandenburg ở Berlin đã được mở ra cho những người đi bộ có thể qua lại giữa Đông và Tây Đức.

            Trong tháng Giêng 1990 các cuộc đàm phán trong Hội nghị Bàn tròn được tiếp tục. Như một điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất nước Đức, các cuộc đàm phán giữa hai phía của nước Đức, cùng với 4 cường quốc trong Thế chiến Thứ II, đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 5. Diễn ra trong 4 kỳ họp, với kỳ họp cuối cùng vào ngày 12 tháng 9, các cuộc đàm phán đã mang lại kết quả là Hiệp ước Dàn xếp Cuối cùng về Nước Đức. Những cuộc đàm phán này đã đặt ra các vấn đề liên quan đến biên giới phía Đông của Đức, các lực lương quân sự của Đức và lịch rút quân khỏi Đức của lực lượng Đồng minh.

            Trong một cuộc viếng thăm của thủ tướng Kohl tại Mát-xcơ-va, ông đã nhận được lời cam kết của Gorbachev rằng Liên Xô sẽ tôn trọng những nguyện vọng thống nhất của cả hai phía nước Đức. Kohl đã nhận thức được rằng để nắm lấy cơ hội lịch sử cho nước Đức, hành động tức thời và sự quyết định cuối cùng là rất cần thiết. Trong một cuộc họp thân mật giữa Gorbachev và Kohl vào ngây 16 tháng 7, việc nước Đức thống nhất gia nhập khối NATO và chủ quyền của đất nước này đã được chủ tịch của Liên Xô thừa nhận.

            Bước cụ thể đầu tiên để tiến tới sự thống nhất là sự hợp nhất về tiền tệ, kinh kinh tế và xã hội giữa Đông và Tây Đức vào ngày 1 tháng 7, theo sự thỏa thuận trong một hiệp định ký vào tháng 5 giữa hai nước Đức. Việc thống nhất tiền tệ đã đưa đồng Đức mã vào ĐÔNG Đức. Khoản viện trợ lớn đầu tiên cho Đông Đức, bao gồm 115 tỉ Đức mã, là bước khởi đầu cho một quá trình lâu dài và tốn kém để xây dựng lại nước Đức.

            Trong cuộc bầu cừ tự do đầu tiên ở Cộng hòa Dân chủ Đức, thủ tướng Kohl đã bày tỏ sự biết ơn đối với nước Mỹ, vốn đã là đồng minh đáng tin cậy nhất của Đức trong quá trình thống nhất. Một khi điều kiện tiên quyết cho sự thống nhất trong tương lai đã được hình thành, đó là sự đồng ý của Gorbachev nhìn nhận các cuộc thương thuyết thống nhất trong bối cảnh của những sự kiện đột ngột vào mùa Thu năm 1989, sự đồng ý của các lực lượng chiến thắng khác cũng sẽ được đảm bảo. Những phát biểu về sự quan tâm và thậm chí cả sự quan ngại về việc nổi lên của một nước Đức xông xáo được thống nhất đã xuất hiện bất ngờ trên các phương tiện thông tin đại chúng của quốc tế.

            Mặc dù có những hứa hẹn hỗ trợ sự thống nhất tương lai cứu nước Đức vào thời kỳ hậu chiến, không ai có thể mơ rằng sự kiện này có thể trở thành biện thực. Khi những điều kiện lịch sử cho phép việc thống nhất đã xuất hiện, hành động tức thời và mang tính quyết định của Kohl và sự hỗ trợ mạnh mẽ, kiên định của Mỹ trong bước khởi đầu của quá trình thống nhất là những nhân tố chủ chết trong việc vượt qua bức rào cản trong giai đoạn cuối cùng của cuộc thương thuyết. Bản hiệp định thống nhất, bao gồm hơn 1.000 trang, đã được đại đa số đại biểu quốc hội thông qua vào ngày 20 tháng 9 năm 1990. Sau bước thủ tục cuối cùng này, không có gì có thể cản rở cuộc thống nhất chính thức. Vào nửa đêm ngày 3 tháng 10, Cộng hòa Dân chủ Đức đã kết hợp với Cộng hòa Liên bang Đức. Các nghi lễ thống nhất đã được tiến hành trong khắp cả nước, đặc biệt là ở Berlin, khi các nhà lãnh đạo chính trị của Đông Đức và Tây Đức đã hòa cùng với đám đông hân hoan trên đường phố để xem bắn pháo hoa. Từ đây thế giới đã biết được rằng một kỷ nguyên lịch sử đã kết thúc trong không khí hòa bình.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1970-02-633469578972812500/Lich-su/Viec-pha-bo-buc-tuong-Ba-Linh-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận