NƯỚC ĐỨC ĐẾ QUỐC
Đế quốc Đức đã được hình thành dựa trên cơ sở của hai thỏa hiệp. Thỏa hiệp thứ nhất giữa vua nước Phổ với những nhà cai trị của các bang người Đức, công nhận ông ta là hoàng đế của nước Đức thống nhất với điều kiện là họ vẫn tiếp tục cai trị các bang của họ như trước kia. Thỏa hiệp thứ hai được hình thành giữa các bợ phận khác nhau trong xã hội Đức, chấp nhận một nước Đức thống nhất dựa trên sự kết hợp giữa một chế độ quân chủ hùng mạnh với một cơ quan dân cử yếu ớt là quốc hội dơ các cử tri nam giới bầu ra. Không có ai được thỏa mãn hoàn toàn trong sự kiện này. Hoàng đế phải đấu tranh với một Quốc hội do nhân dân bầu phiếu kín để hình thành. Còn người dân thì được đại diện bởi một quốc hội vốn có một quyền kiểm soát rất hạn chế đối với Hoàng đế.
Giống như trong truyền thống của nước Phổ, Hoàng đế kiểm soát chính sách đối ngoại và quân đội qua những vị bộ trưởng. Những vị Bộ trường này hình thành chính phủ và soạn ra luật pháp. Chính phủ do một Thủ tướng đứng đầu, được Hoàng đế chọn ra để phục vụ cho ông ta và có thể bị ông ta bãi nhiệm bất cứ lúc nào. Hội đồng Liên bang thì đại diện cho các nhà quý tộc của Đức. Trong hội đồng này có một phần ba số ghế là của người Phổ. Quốc hội không có quyền soạn thảo ra pháp luật. Ngoài ra các hoạt động của chính quyền cũng không phải lệ thuộc vào sự chuẩn y của Quốc hội.
Mặc dù Quốc hội không có quyền lực thực sự, những cuộc bầu cử vào đây tỏ ra rất cạnh tranh, và Bismarck cũng như những thủ tướng tiếp theo cũng như chính quyền rất quan tâm đến kết quả bầu cử này. Các chính đảng mang tính dân chủ đã thao túng Quốc hội, và việc cai trị đối với Hoàng đế và các quan chức của ông đã trở nên khó khăn hơn. Trong những thập kỷ về sau của vương triều Wilhelm II, hệ thống cai trị của đế quốc này đã trải qua nhiều khó khăn đến nỗi một số người bảo thủ đã ủng hộ việc hủy bỏ nó, còn các đảng viên dân chủ thì đòi thiết lập một hệ thống Quốc hội mới có thực chất hơn. Nỗi lo sợ trước những tác động của sự lựa chọn đó đã làm cho nước Đức luẩn quẩn với hệ thống cũ này cho đến khi Thế chiến Thứ I nổ ra đã xóa bỏ hoàn toàn hệ thống này.