Tài liệu: Nước Đức - Kinh tế nội địa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền kinh tế của Đức đầy những mâu thuẫn. Đây là một nền kinh tế hiện đại nhưng lại theo kiểu cũ.
Nước Đức - Kinh tế nội địa

Nội dung

KINH TẾ NỘI ĐỊA

            Nền kinh tế của Đức đầy những mâu thuẫn. Đây là một nền kinh tế hiện đại nhưng lại theo kiểu cũ. Nền kinh tế này cực kỳ hùng mạnh nhưng lại có những yếu kém nghiêm trọng về mặt cấu trúc. Nền kinh tế này phụ thuộc vào các luật lệ và quy định của quốc gia nhưng lại gắn chặt với khối Liên minh châu Âu đến mức hầu như không còn độc lập. Đức có một ngân hàng trung ương vốn kiểm soát được các chính sách tiền tệ của châu Âu và có một tác động sâu sắc đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng việc ra các quyết định lại dựa chủ yếu trên cơ sở những cân nhắc mang tính nội bộ. Cuối cùng, mặc dù Đức phải cạnh tranh với những nền kinh tế hiệu quả cao ở ngoài lục địa của mình, nước này vẫn tiếp tục phải chi phí và chịu gánh nặng cho những ngành công nghiệp truyền thống của nanh, vốn làm tiêu hao những nguồn tài nguyên mà đáng lẽ đã được sử dụng tốt hơn trọng môi trường khác.

            Nền kinh tế của Đức ngày nay là kết quả của sự hỗn hợp năm 1990 giữa nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức. Sự hỗn hợp này đến một ngày nào đó sẽ tạo ra một thực thể kinh tế khổng lồ để hình thành một điểm tựa cho châu Âu như là một trung tâm sản xuất cũng như một trung tâm về giao thông và truyền thông. Nhưng mỗi bên đều mang đến những yếu tố khác nhau cho hỗn hợp này, và sự pha trộn đã tỏ ra khó khăn và tốn kém. Sự hỗn hợp này sẽ tiếp tục chi phối các chính sách kinh tế của Đức trong thế kỷ 21. 

            Quá trình kinh tế của Tây Đức trong vòng 4 thập kỷ trước ngày thống nhất đã cho thấy một sự thành đạt nổi bật. Thập kỷ đầu tiên, 1950, là thập kỷ của ''phép màu kinh tế''. Thập kỷ thứ hai, 1960, là giai đoạn củng cố và có những dấu hiệu đầu tiên của những trục trặc. Thập kỷ 1970 mang đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ, những chương trình rộng rãi về xã hội,  sự gia tăng bội chi và cuối cùng là sự mất kiểm soát. Trong thập kỷ 1980, những chính sách mới trong nội địa và môi trường ổn định hơn ở bên ngoài đã kết hợp để đưa Tây Đức trở lại xu thế tăng trưởng.

            Nền kinh tế của Đông Đức đã rất cường thịnh ở Đông Âu, nơi Mát-xcơ-va đã đưa vào đó để sản xuất các loại dụng cụ máy móc, hóa chất và đồ điện tử. Tuy nhiên đồng tiền của nước này đã trở nên không có giá trị ở ngoài biên giới của nó. Họ đã gia nhập nền kinh tế của họ một cách nhiệt tình với Tây Đức vào năm 1990. Tuy nhiên việc hỗn hợp này đã cho họ một cú xốc mãnh liệt, một phần vì sự sụp đổ hàng loạt các thị trường trong khối Xô viết.

            Nền kinh tế thống nhất của Đức là một lực lượng chiếm ưu thế trên thị trường thế giới do khuynh hướng xuất khẩu mạnh vốn là một phần của truyền thống Đức qua nhiều thế kỷ. Mặc dù gánh nặng của sự thống nhất đã gây ảnh hưởng đến thặng dư xuất khẩu của Tây Đức, nền công nghiệp của Đức vẫn tiếp tục sản xuất ra những mặt hàng tết nhất trên thế giới về dụng cụ máy móc, ô tô, xe tải, hóa chất và các sản phẩm kỹ thuật. Nền văn hóa quản lý của đất nước này, vốn pha trộn giữa cạnh tranh và hợp tác, đã đề cao chất lượng và sự bền bỉ lên trên tất cả những giá trị khác. Bởi vì nhiều công ty của Đức chỉ ở tầm nhỏ hoặc tầm trung, nên họ có thể tập trung vào một số loại sản phẩm khác nhau có sức cạnh tranh hiệu quả mặc dù những sản phẩm này là đắt tiền.

            Nền văn hóa hợp tác cũng mở rộng quan hệ giữa các bộ phận tư nhân và chính quyền. Nền kinh tế thị trường xã hội, trong đó tất cả các thành phần của hệ thống đều hợp tác với nhau, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên đã ký hợp đồng với nhau phải cùng nhau làm việc. Các công nhân cũng đóng một vai trò trong việc quản lý. Những người quản lý và các công nhân hòa trộn với nhau. Mặc dù các quy định nhằm chống sự trở lại của hệ thống cacten của Đức trong thế kỷ trước đã được thi hành nghiêm ngặt, một số các hoạt động mà luật chống độc quyền của Mỹ nghiêm cấm thì ở Đức vẫn được chấp nhận một cách rộng rãi.

            Lực lượng chiếm ưu thế trong nền kinh tế của Đức là hệ thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm lớn trong việc duy trì giá trị của đồng tiền quốc gia, ngay cả khi phải trả giá bằng sự tăng trưởng kinh tế. Nước Đức lo sợ sự lạm phát hơn bất kỳ những bất ổn khác và quyết ngăn chặn sự tái diễn của cuộc Đại Lạm phát vào đầu thập kỷ 1920. Các ngân hàng tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng. Các công ty công nghiệp và dịch vụ ở Đức lệ thuộc vào tài chính ngân hàng nhiều hơn vào vốn cổ phần. Các ngân hàng cung ứng tiền tệ và đồng thời ngồi vào vị trí giám sát đối với hầu hết các công ty ở Đức. Từ điểm thuận lợi đó, người ta đã tăng cường những giá trị truyền thống của ngân hàng là chậm nhưng ổn định và tăng trưởng không có rủi ro. Sự ảnh hưởng và tư tưởng của ngân hàng đã thấm vào nền kinh tế của Đức.

            Nông nghiệp của Đức thì không mạnh bằng công nghiệp. Lĩnh vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của nước này và được bao cấp rất nhiều bởi Chính sách Nông nghiệp Chung của khối EU và bởi chính quyền của Đức. Việc hội nhập của Đông Đức vào nước Đức thống nhất đã mở rộng kích thước của lĩnh vực nông nghiệp và cải tiến phần nào hiệu quả của công tác này, nhưng Đức không phải là nước sản xuất nông nghiệp giống như Tây Ban Nha hay Ý.

            Tây Đức đã phát triển một hệ thống lương cao và phúc lợi xã hội đầy đủ, được đem áp dụng vào nước Đức thống nhất. Qui mô và sự rộng rãi của các chương trình xã hội hiện nay đang gây bất thuận lợi cho sự cạnh tranh của Đức với các nước Đông Âu và châu Á. Chi phí lao động của Đức cao hơn so với hầu hết các nước khác, không phải vì bản thân đồng lương - vốn cao so với chuẩn mực toàn cầu, nhưng không vượt quá mức năng suất lao động của Đức - nhưng bởi vì những những chi phí xã hội, vốn tạo một gánh nặng ngang với việc trả lương. Do đó các công ty và người lao động phải quyết định hoặc là bỏ bớt một số chương trình xã hội, hoặc là đánh mất sự cạnh tranh toàn cầu đang ngày một gia tăng trong thập kỷ 1990 và sau đó. Người Đức chưa giải quyết được vấn đề này, nhưng họ bắt đầu để tâm vào nó một cách nghiêm túc hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1972-02-633469589237031250/Kinh-te/Kinh-te-noi-dia.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận