Tài liệu: Nước Đức - Sản xuất và công nghiệp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sản xuất và công nghiệp từ lâu đã là một sự phát triển kinh tế quan trọng đối với người Đức,
Nước Đức - Sản xuất và công nghiệp

Nội dung

SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP

            Sản xuất và công nghiệp từ lâu đã là một sự phát triển kinh tế quan trọng đối với người Đức, mặc dù những xu thế gần đây ở châu Âu và trên toàn cầu đã buộc phải có những thay đổi trong nền kinh tế nước này. Công nghiệp đã giúp đất nước này phục hồi về mặt kinh tế từ Thế chiến Thứ II và từ cuộc thống nhất giữa Đông và Tây. Mặc dù đã từ lâu nền kinh tế chuyển hướng sang các hoạt động dịch vụ, sản xuất và công nghiệp vẫn còn quan trọng và chiếm 35% trọng tổng sản phẩm nội địa năm 1995. Đức là nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm như sắt và thép, xi măng, sản phẩm hóa học, đồ điện tử, thực phẩm và thức uống, máy móc và phụ tùng máy móc, và các loại xe.

            Các cơ sở sản xuất qui mô lớn tập trung vào một số khu vực Khu vực công nghiệp quan trọng nhất bao quanh bang Bắc Rhine-Westphalia, bao gồm khu vực Ruhr chuyên sản xuất thép Khu vực Ruhr là một trong những khu vực công nghiệp phát triển tập trung nhất trên thế giới, và một lượng lớn sắt, thép và than đen mềm xuất phát từ khu vực này. Chỗ hợp dòng của sông Rhine và sông Main hình thành một khu vực công nghiệp lớn khác, bao gồm các thành phố Frankfurt am Main, Wiesbaden, Mainz, và Offenbach. Những nơi này sản xuất ra kim loại, dụng cụ điện tử, dược phẩm, hóa chất và các loại xe. Về phía Nam, Stuttgart và Munich cũng là những trung tâm sản xuất. Sản phẩm của những nơi này bao gồm máy bay, vải sợi và quần áo, máy văn phòng, dụng cụ quang học, và bia. Berlin, khu vực Hannover-Brunswicl, và các thành phố cảng Hamburg, Bremen, Kiel và Withehnshaven là những trung tâm công nghiệp quan trọng khác.

            Kể từ lúc thống nhất, ngành công nghiệp ở Đông Đức đã chịu một số khó khăn bất nguồn từ thời gian nhiều năm được bảo vệ khởi sự cạnh tranh của quốc tế và của Tây Đức. Một số ngành công nghiệp như hóa chất và plastic, đóng tàu, vải sợi và xe cộ đã mất thị trường cho những sản phẩm tốt hơn hay giá rẻ hơn của Tây Đức và nước ngoài. Tất cả các ngành đều chịu cảnh dư thừa lao động, làm cho khu vực này phải cắt giảm một nửa lực lượng lao động công nghiệp, dẫn đến sự thất  nghiệp đại trà. Hầu hết các thiết bị công nghiệp đều đã lạc hậu và đặc biệt là thiếu những qui trình về tự động và vi tính hóa vốn đã phổ biến ở Tây Đức từ thập kỷ 1980. Sau ngày thống nhất vào năm 1990, Đức đã giải tán hầu hết những cơ sở lớn và chuyển những cơ sở này từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân. Một số cơ sở này được giao vào tay những giám đốc cũ còn hầu hết do các nhà đầu tư Tây Đức và nước ngoài mua từng phần. Đến cuối thập kỷ 1990, Đông Đức cũ đã trên đường tiến từ nền kinh tế chủ yếu sản xuất sang một nền kinh tế hướng vào dịch vụ nhiều hơn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1972-02-633469592145468750/Kinh-te/San-xuat-va-cong-nghiep.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận