NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Đức không có nhiều người nghèo đói hay sự chênh lệch quá xa về kinh tế. Mức độ tội phạm về cơ bản thấp hơn so với Mỹ, và việc sở hữu súng được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn có một số người không có nhà cửa và các vấn đề về bạo động, nghiện rượu và nghiện ma túy. Những loại tội phạm bất bạo động, chẳng hạn như trộm cướp ở các khu vực thành thị đã gia tăng từ thập kỷ 1970. Những tội phạm này xây ra ở mức đủ tạo thành vấn đề về luật pháp và trật tự xã hội.
Từ thập kỷ 1960 những tội phạm do thanh niên gây ra đã gia tăng dần dần. Ở các trường trung học tại thành thị đã có những hành vi đập phá hay kéo bè kéo đảng. Một số nhóm thanh niên côn đồ đã có những hành động dã man, trộm cấp ô tô và những loại tội phạm khác. Một số thiếu niên gia nhập vào những nhóm chơi loại nhạc rốc mạnh và cạo trọc đầu, vốn thường có liên quan tới việc sử dụng ma túy, bạo động hoặc phân biệt chủng tộc. Ngoài ra các nhóm gây rối bóng đá thường phá hỏng hay gây náo loạn sau những trận đấu.
CẤU TRÚC XÃ HỘI ĐỨC
Ở Đức, hầu hết lực lượng lao động đều làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Từ thập kỷ 1970 Tây Đức đã chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang một nền kinh tế trong đó dịch vụ chiếm ưu thế, và đến thập kỷ 1980 lĩnh vực này đã chiếm hai phần ba lực lượng lao động trong cả nước. Trái lại khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ, Đông Đức vẫn chưa có sự chuyển đổi này. Bởi vì lực lượng lao động trong công nghiệp và nông nghiệp nhiều hơn trong 1ĩnh vực dịch vụ, cấu trúc kinh tế xã hội ở đây giống như của Tây Đức vào năm 1965.
Rainer Geissler, một nhà xã hội học Đức, đã khảo sát cấu trúc xã hội của đất nước ông theo những thay đổi về kinh tế diễn ra trong thời kỳ hậu chiến: Do sự tăng trường của lĩnh vực dịch vụ và sự gia tăng gấp đôi lượng công nhân từ năm 1950, ông đã loại bỏ sự phân chia trước đó của xã hội thành giai cấp thượng lưu, giai cấp trung lưu và giai cấp công nhân. Ông đã thay thế sự phân chia này bằng một mô hình phản ánh đúng hơn những thay đổi sau chiến tranh.
Theo Geissler, vào cuối thập kỷ 1980 nhóm người lớn nhất trong xã hội Tây Đức là giai cấp trung lưu (chiếm 28% toàn dân số) bao gồm những người có học, đi làm hưởng lương trpng lĩnh vực dịch vụ hay trong lĩnh vực sản xuất, với tư cách là những nhân viên văn phòng. Một số thành viên của nhóm này có mức lương rất cao. Giai cấp chuyên môn này đã mở rộng theo sự co rút của giai cấp trung lưu cũ, vốn chỉ chiếm 9% dân số. Geisser đã chia giai cấp lao động thành 3 nhóm: nhóm ưu tú bao gồm các công nhân được đào tạo tốt và hưởng mức lương cao (12%), nhóm các công nhân có kỹ năng (18%) trong đó có khoảng 5% là người nước ngoài, và nhóm công nhân không có kỹ năng (15%) trong đó có khoảng 25% là người nước ngoài. Một bộ phận của nhóm thứ ba này sống ở dưới mức nghèo đói: Các nông dân và gia đình của họ chiếm 6% dân số. ỏ Ở mức trên cùng trong mô hình xã hội của ông, Geisser đã xếp tầng lớp thượng lưu với chỉ 1% dân số.
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Giống như hầu hết các nước tiên tiến trong thời kỳ hậu chiến, Đức có số lượng đám cưới ít hơn, nhiều cuộc ly hôn hơn và số lượng người trong một gia đình cũng ít hơn. Trong năm 1960 có 690.000 đám cưới, so với 516.000 trong năm 1990. Đến năm 1993 tổng số đám cưới chỉ còn 442.000. Cho đến năm 1990 sự giảm số lượng đám cưới ở Đông Đức là lớn hơn so với Tây Đức (từ 215.000 đám trong năm 1950 xuống còn 137.000 đám trong năm 1989, so với 536.000 đám và 399.000 đám vào cùng thời điểm ở Tây Đức). Tuy nhiên sự sụt giảm này chưa nhanh bằng trong giai đoạn 1990-1993. Những thay đổi về xã hội sau ngày thống nhất đã làm ảnh hưởng đến sinh suất, và cũng ảnh hưởng đến mức độ hôn nhân.
Một điểm khác biệt nữa trong hôn nhân giữa người Đông Đức và người Tây Đức là người phía Đông thường kết hôn cân lần đầu ở độ tuổi sớm hơn so với người phía Tây. Người ta cho rằng họ làm như vậy vì muốn có con sớm và được hưởng chi phí thấp cho việc chăm sóc con trẻ và các quyền lợi về nhà ở. Sau ngày thống nhất sự khác biệt này vẫn tồn tại. Từ giữa thập kỷ 1970, độ tuổi kết hôn trung bình của cả nam và nữ đã tăng dần ở cả Đông và Tây Đức.
Khi số lượng đám cưới sụt giảm thì số lương vụ ly hôn lại gia tăng ở cả hai phía nước Đức. Trong thời gian từ 1960 đến 1990, số lượng cuộc ly hôn ở Tây Đức đã gia tăng gấp đôi, từ 49.000 vụ lên 123.000 vụ, chiếm tỉ lệ 30% trong số các cặp vợ chồng. Việc ly hôn ở Đông Đức luôn phổ biến hơn ở Tây Đức. Số lương vụ ly hôn đã gấp đôi trong thời gian từ 1960 đến 1988, với số lượng từ 25.000 vụ lên 49.000 vụ. Năm 1986 ở đây đã có một tỉ lệ ly hôn kỷ lục là 46%.
Tuy nhiên, sau ngày thống nhất việc ly hôn ở phía Đông đã giảm hẳn, có lẽ do tình trạng bấp bênh và không an toàn về viễn cảnh tương lai cho những bà mẹ phải nuôi con một mình trong bối cảnh nước Đức thống nhất. Trong năm 1992 số lượng vụ ly hôn ở Tây Đức là l0.000 vụ, nhưng đến năm 1993 số lượng này đã gia tăng lên 18.000 vụ, với tỉ lệ gia tăng là 78%.
Mặc dù số lượng các vụ ly hôn gia tăng, trong năm 1990 có 89% các gia đình bao gồm những cặp vợ chồng đang sống với nhau, và có 70% những người trong độ tuổi kết hôn đã lập gia đình. Tuy nhiên ở cả Đông và Tây Đức, việc các gia đình không cung ứng đủ số con để bù đắp vào dân số đã là một vấn đề nhức nhối. Trong số 15 triệu cặp đã kết hôn ở Tây Đức cũ, chỉ có 57% các cặp là có con. Trong số có con thì có đến 47% là chỉ có một con, 38% có hai con, và chỉ có 13% có từ ba cơn trở lên. Năm 1950 số lượng người trung bình trong một hộ là 3 người. Đến năm 1990 số lượng này giảm xuống còn 2,3. Trong năm 1991, lượng hộ có 4 người chiếm 13%, số hộ có 3 người chiếm 16%, số hộ cô 2 người chiếm 31%, và số hộ chỉ có một người chiếm đến 35%. Vào đầu thập niên 1990 chỉ có những gia đình người nước ngoài ở đây là thường có từ 2 con trở lên, trong số đó người Thổ Nhĩ Kỳ có lượng người trong gia đình lớn nhất.
Giống như Tây Đức, Đông Đức cũng đã cớ sự bảo vệ bằng pháp luật đối với các gia đình và các cặp vợ chồng, cùng với khoảng thời gian nghỉ hộ sản và tiền trợ cấp rộng rãi. Tuy nhiên, ở phía Đông những bà mẹ sinh con phải đi làm trở lại ngay sau thời gian nghỉ hộ sản và một hệ thống chăm sóc trẻ chu đáo đã thế chỗ cho người mẹ. Thực tế là tất cả các phụ nữ đều có thể có được chăm sóc ưu việt đới với con cái của họ từ hệ thống này. Còn ở phía Tây, nhiều bà mẹ đã phải bỏ việc làm hoặc chịu gián đoạn một thời gian dài sau khi sinh con vì nói chung ở đây không có hệ thống chám sóc trẻ. Kết quả là trong năm 1990, phụ nữ trung độ tuổi mang thai ở phía Đông có nhiều con hơn (1,67 con) so với phụ nữ ở phía Tây (1,42 con). Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, phụ nữ ở phía Đông từ lâu đã quen với việc cân đối giữa việc nuôi dạy trẻ và sự nghiệp của bản thân họ.
Từ giữa thập kỷ 1990 có một xu hướng mới được gọi là việc sống chung ngoài hôn nhân. Trong thời gian từ 1972 đến 1990, số lượng những hộ như vậy đã gia tăng 7 lần, với số lượng 963.000 hộ, chiếm tỉ lệ 2,7%. Hầu như 90% số hộ dạng này đều không có con cái. Hầu hết các thanh niên đều chọn con đường sống chung với nhau trước khi chính thức lấy nhau. Yếu tố này đã đẩy tuổi kết hôn trung bình lan cao hơn.
Một dấu hiệu khác của phong trào rời xa những khái niệm truyền thống về gia đình và của tình trạng tự do tình dục là sự gia tăng các cuộc sinh đẻ ngoài hôn nhân. Vào cuối thập niên 1980, có 1 trong số 10 cuộc sinh nở ở Tây Đức và 3 trong số 10 cuộc sinh nở ở Đông Đức là của các phụ nữ chưa lập gia đình. Trong giai đoạn hậu chiến, một điều rõ ràng là hôn nhân đã mất vị trí trước đây của nó như là cơ sở duy nhất cho hoạt động tình dục. Trong đầu thập niên 1990, những cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy là có đến 60% người Đức ở độ tuổi l6 đã có hoạt động tình dục, so với chỉ 15% vào thập kỷ 1950.
Trước kia, khi sự khác biệt giữa các địa phương còn gay gắt, người ta cho rằng việc kết hơn giữa người Phổ và người Bavaria, giữa người Thiên chúa giáo và đạo Tin lành, giữa người Thiên chúa giáo và Do Thái giáo, là hôn nhân ''hợp chủng''. Nhưng trong nước Đức hiện đại, chỉ có hôn nhân giữa người Đức với người nước ngoài mới được cho là sự hợp chủng. Trong số 516.000 cuộc hôn nhân vào năm 1990 có khoảng 6% là giữa người Đức và người nước ngoài. Hầu hết phụ nữ Đức trong số này đã kết hơn với người Mỹ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư, và đàn ông Đức thì lấy các phụ nữ Nam Tư, Ba Lan, Philippin và Áo. Năm 1974 các đạo luật đã được thông qua để công nhận quyền công dân của những đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này.
PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI ĐỨC
Qua nhiều thế kỷ, vai trò của phụ nữ Đức trong xã hội đã được tóm tắt và giơi hạn trong 3 ''K'': Kinder (con cái), Kirche (nhà thờ) và Kuche (bếp núc). Đôi khi ''K'' thứ tư được đề cập đến là Kleider (quần áo). Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 20 phụ nữ đã dần dần chiến thắng trong việc tìm kiếm quyền bình đẳng cho họ. Năm 1919 họ đã có quyền đi bầu. Nhiều thay đổi lớn đã được thực hiện qua cuộc Thế chiến Thứ II. Trong chiến tranh, phụ nữ đã đảm nhiệm những vị trí của nam giới. Sau chiến tranh phụ nữ đã chăm sóc những người bị thương, chôn cất những người đã chết, cứu hộ cho bà con họ hàng, và bắt đầu trách nhiệm nặng nhọc trong việc tái thiết đất nước vốn đã bị đổ nát trong chiến tranh bằng cách dọn dẹp những đống gạch vụn.
Ở Tây Đức, Luật Cơ bản năm 1949 đã tuyên bố rằng nam và nữ được bình quyền, nhưng mãi đến năm 1957 luật dân sự mới được sửa đổi cho phù hợp với điều khoản đó. Thậm chí vào đầu thập kỷ 1950 phụ nữ có thể bị thải hồi ra khỏi công sở nếu như họ lập gia đình. Việc tuyển dụng lao động và các chương trình phúc lợi xã hội vẫn còn khẳng định vai trò cột trụ gia đình của nam giới. Phụ nữ đã trở lại với vai trò người nội trợ và chức năng làm mẹ, đồng thời rút lui khỏi công việc bên ngoài gia đình.
Tuy nhiên, ở Đông Đức phụ nữ vẫn được duy trì trong lực lượng lao động, Hệ thống theo kiểu Xô viết đã cho phép phụ nữ tham gia vào kinh tế, và chính quyền đã thực hiện mục tiêu trọng tâm này bằng cách mô ra những cơ hội về giáo dục và hướng nghiệp cho phụ nữ. Ngay từ thập kỷ 1950, những đạo luật về hôn nhân và gia đình đã được soạn thảo lại để giúp đỡ cho những bà mẹ đi làm việc. Việc phá thai đã được nhà nước hợp pháp hóa và tài trợ trong thời gian mang thai 3 tháng đầu tiên. Một hệ thống mở rộng về các hỗ trợ xã hội, chẳng hạn như mạng lưới chăm sóc trẻ em được phát triển ở mức cao đã được hình thành để cho phép người phụ nữ vừa làm mẹ vừa làm công nhân.. Phụ nữ ở phía Đông đã vào các cơ sở giáo dục cấp cao và tham gia vào lực lượng lao động với con số kỷ lục trong khi vẫn chăm lo việc nhà. Có khoảng 90% phụ nữ ở đây đã đi làm việc bên ngoài gia đình.
Sau mấy thập kỷ sống theo mô hình xã hội truyền thống, phụ nữ Tây Đức đã bắt đầu đòi hỏi sự thay đổi. Được tập hợp lại với lý do đòi quyền bình đẳng (trong đó có cả quyền phá thai vốn bị hạn chế ở Tây Đức), phong trào phụ nữ ở đây đã thành công trong việc chính phủ phải thông qua các đạo luật cho phép quyền bình đẳng trong hôn nhân vào năm 1977. Phụ nữ đã có quyền làm việc ngoài phạm vi gia đình và có thể nộp đơn xin ly hôn mà không cần sự cho phép của chồng. Việc ly hôn được cho phép tiến hành khi hai bên không thể hòa giải được với nhau.
Ở cả hai phía của nước Đức, phụ nữ cũng có được những quyền lợi về giáo dục. Vào giữa thập niên 1960, phụ nữ Đông Đức đã chiếm khoảng một nửa số học sinh tết nghiệp trung học để chuẩn bị cho việc học lên giáo dục cấp cao. Các cơ hội mở rộng cho giáo dục đối với phụ nữ Tây Đức thì chậm hơn và không đạt được mức như ở Đông Đức. Chỉ đến đầu thập kỷ 1980, phụ nữ Tây Đức mới vào đại học với số lượng ngang với nam giới.
Mặc dù có được những thắng lợi đáng kể, vẫn có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới ở cả hai phía của nước Đức. Vẫn còn tồn tại sự bất công về thu nhập: lương của phụ nữ chỉ bằng từ 65% đến 78% so với lương của nam giới ở cùng một vị trí. Trong hầu hết các lĩnh vực, phụ nữ không nắm được các vị trí chủ chốt. Thường thì vị trí càng cao thì nam giới lại càng chiếm ưu thế hơn. Chẳng hạn như trong các ngành y tế và giáo dục, phụ nữ chiếm 75% trong các bệnh viện và hơn 50% trong các trường học, nhưng chỉ có 4% là bác sĩ và 20% ở Tây Đức và 32% ở Đông Đức là hiệu trưởng.