Tài liệu: Nước Đức - Nghệ thuật và kiến trúc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nghệ thuật và kiến trúc thời Trung cổ của Đức theo phong cách châu Âu vốn chiếm ưu thế vào thời đó.
Nước Đức - Nghệ thuật và kiến trúc

Nội dung

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC

            Nghệ thuật và kiến trúc thời Trung cổ của Đức theo phong cách châu Âu vốn chiếm ưu thế vào thời đó. Tuy nhiên không có một bức họa hay điêu khắc nào trong các công trình kỷ niệm còn tồn tại từ giai đoạn đầu tiên, chỉ ngoại trừ nhà thờ Carolingian từ thế kỷ thứ 9 ở Aachen, là một trong những tòa nhà hình tròn quan trọng nhất ở châu Âu.

            Các nhà thờ Hildesheim và Magdeburg, với những bản thảo sơn son thiếp vàng, những bức tượng và những tranh vẽ của thế kỷ thứ 10, đã phản ánh tinh thần của nghệ thuật và kiến trúc của La Mã. Các nhà thờ Speyer, Goslar, Mainz và Worms của thế kỷ 11 và 12 là những ví dụ nổi bật về phong cách La Mã, với các vòm hình tròn và nội thất u tối. Những nhà thờ Strasbourg, Trier và Cologne và những điển hình về phong cách Gô-tích với những cột chống cao vút, những vòm nhọn và các trụ ốp tường bay bổng. Vào thế kỷ 1 một gia đình kiến trúc sư và họa sĩ, gia đình Parlers, đã giúp truyền bá cách thiết kế và chạm trổ Gô-tích ở khắp miền Nam nước Đức. Trong thời kỳ Phục hưng có những họa sĩ nổi tiếng như Lucas Cranach the Elder và Hans Hplbein the Younger, và nghệ sĩ chuyên chạm trổ và làm các bàn thờ bằng gỗ là Tilman Riemenschneider.

            Một phong cách khác, theo kiến trúc ba-rốc được trang trí phong phú, đã hưng thịnh trong các nhà thờ và tu viện Cơ đốc giáo và các cung điện ở miền Nam nước Đức vào thế kỷ 17 và 18. Sự trang trí cầu kỳ cùng với phong cách đổi mới của nhà thờ Cơ đốc giáo trong thời kỳ Phản Cải cách vốn là một sự phản ứng lại đối với phong cách Tin lành với các nhà thờ trần trụi có những bức tượng và tranh vẽ các thánh.

            Một số nghệ sĩ tài năng của nghệ thuật ba-rốc đã xuất hiện trong thế kỷ 17. Hai bậc thầy trong nghệ thuật này là Adam Elsheimer và Johann Liss. Elsheimer đã đến La Mã vào năm l600, làm việc theo một phong cách cổ điển và chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của các họa sĩ người Ý. Liss thì đến Venice vào năm 1621 và làm việc ở đó cũng như ở La Mã.

            Điêu khắc của Đức trong thế kỷ 17 đã duy trì phong cách hậu Gô-tích. Bàn thờ Uberlingen do Jord Zurn chạm khắc từ 1613 đến 1619 đã thể hiện sự liên tục của truyền thống chạm khắc trên gỗ của vùng núi. Bàn thờ tại nhà thờ giáo xứ Insterburg Lutheran do Ludwig Munstemlann thực hiện là hình ảnh thu nhó của ảnh hưởng phong cách cầu kỳ. Balthasar Permoser, một người vùng Bavaria, đã đồng hóa phong cách ba-rốc của Ý và đưa vào Dresden, nơi ông đã trở thành nhà điêu khắc hàng đầu trong nghệ thuật ba-rốc. Những bức tượng cho Zwinger Pavilion, phần mở rộng đồ sộ của cung điện Dresden do Matthaus Poppelman thực hiện, đã đóng góp nhiều vào vẻ đẹp của công trình này.

            Những ví dụ nổi bật về phong cách hậu ba-rốc, hay còn gọi là rô-cô-cô, có nhà thờ Wies gần Munich ở phía Nam Bavaria, tu viện Melk của dòng Benedictine bên sông Danube và cung điện hoàng gia Zwinger ở Dresden. Phong cách rô-cô-cô có đặc trưng là việc sử dụng những đường cong và ánh sáng một cách đầy tưởng tượng, những đường nét không đối xứng và việc trang trí bằng các vỏ sò. Vào thế kỷ 19, những kiến trúc sư lỗi lạc như Karl Friedrich Schinkel đã thiết kế nhiều tòa nhà ở Berlin, và Gottfried Semper đã tiên phong trong việc phục hồi phong cách Phục hưng ở Dresden và Vienna. Những họa sĩ của thời kỳ lãng mạn ở Đức có Caspar David Friedrich, người đã vẽ những khung cảnh trầm mặc trên đất liền và trên biển, và Carl Spitzweg, đã cho người xem tranh những cái nhìn hài hước về cuộc sống tỉnh lẻ.

            Đến đầu thế kỷ 20, nghệ thuật và kiến trúc của Đức đã phát triển thêm những phong cách mới, bắt đầu với phong cách Jugendstil, với sự trang trí phong phú và đầy màu sắc cùng với những đường cong thanh nhã đã để lại một dấu ấn khó phai trong suốt phần còn lại của thế kỷ. Trường phái thiết kế Bauhaus, theo sự mở đầu của Walter Gropius và sau đó là Ludwig Mies van der Rohe, đã đưa ra một phong cách kiến trúc đơn giản một cách khắt khe. Trường phái Bauhaus cũng thu hút những họa sĩ trừu tượng như Paul Klee và những người nước ngoài nổi tiếng như họa sĩ Nga Wassily Kandinsky và họa sĩ Mỹ Lyonei Feininger.

            Ngoài ra, đầu thế kỷ 20 còn có những họa sĩ biếm họa như George Grosz, nghệ thuật theo chủ nghĩa biểu hiện của những nhóm như nhóm Den Blaue Reiter. Trong số những họa sĩ biểu hiện hàng đầu có Max Beckmann, người đã vẽ những bức họa mạnh mẽ gây nhiều ấn tượng, và Emil Nolde, người đã sử dụng những nét cọ vặn vẹo và những màu sắc thô để gây sốc cho người xem tranh. Khi Quốc xã lên nắm quyền, giống như trong lĩnh vực văn học, những họa sĩ và kiến trúc sư hàng đầu đã rời bỏ nước Đức, và chỉ rất ít người đã trở lại sau năm 1945. Trong thời hậu chiến những họa sĩ nổi bật có điêu khắc gia kiêm nghệ sĩ biểu diễn Joseph Beuys và họa sĩ Anselm Kiefer, những người đã khai thác các chủ đề về khủng hoảng văn hóa ở Đức dưới sự cai trị độc tài và chiến tranh.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1973-02-633469614019843750/Van-hoa---xa-hoi/Nghe-thuat-va-kien-truc....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận