Tài liệu: Nước Đức - Văn học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Kể từ những ngày đầu tiên của nước Đức vào thế kỷ thứ 9 cho đến thời Trung cổ, tiếng La Tinh cổ điển là ngôn ngữ văn học của đất nước này.
Nước Đức - Văn học

Nội dung

VĂN HỌC

            Kể từ những ngày đầu tiên của nước Đức vào thế kỷ thứ 9 cho đến thời Trung cổ, tiếng La Tinh cổ điển là ngôn ngữ văn học của đất nước này. Đến thế kỷ 12 và 13, một dòng văn học bằng tiếng mẹ đẻ đã xuất hiện, đặc biệt là các thiên anh hùng ca do các nhà thơ hát rong kể lại. Gottfried von Strassburg đã viết Tristan und Isolt (1210) và Wolfram von Eschenbach đã viết Parzival (vào khoảng 1210), cả hai đều có nội dung về những đề tài Cơ đốc giáo. Hai thiên anh hùng ca quan trọng nhất của thời Trung cổ là Nibelungenlied (khoảng 1.200-1210) và Gudrunlied (khoảng 1210), dựa trên truyền thống ngoại giáo của Đức.

            Hai sự kiện quan trọng là việc chế tạo ra máy in vào khoảng năm 1450 và việc dịch Kinh thánh sang tiếng Đức vào năm 1521, đã có một tác động rất lớn đến văn hóa phương Tây nói chung. Những sự kiện này cũng mở ra nhiều khả năng mới cho văn học chuyên biệt của Đức, vì chúng đã hình thành một thứ ngôn ngữ Đức thống nhất từ các thổ ngữ địa phương và giúp cho mọi người biết đọc đều có thể đọc được. Sự bất ổn về tôn giáo và cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đã làm đình trệ nền văn học Đức, cho đến khi nó được phục hồi lại vào thế kỷ 18.

            Một trong những nhà văn đầu tiên nổi trội ra ngoài phạm vi nước Đức là kịch tác gia Gotthold Ephraim Lessing của thế kỷ 18, với vở kịch Nathan the Wise (1779) bàn về sự khoan dung của tôn giáo. Sự phục hồi của nền văn học Đức được đánh dấu bằng hai phong trào lớn là chủ nghĩa kinh điển và chủ nghĩa lãng mạn, vốn được kết hợp trong những tác phẩm của các nhà thơ vĩ đại nhất, Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller. Những vần thơ trữ tình và các cuốn tiểu thuyết của Goethe, cùng với vở kịch Faust (1808-1832) của ông, và những vở kịch và bài thơ của Schiller đã mang lại một hình thức kinh điển và những cảm xúc lãng mạn, vốn đánh dấu cho cả thế hệ văn bọc tiếp theo. Sự truyền cảm tuyệt vời của văn học Đức trong thời kỳ vàng son này là tính chất cổ xưa kinh điển của nó, vốn được coi là đáng ngưỡng mộ về sự cân đối và hoàn hảo. Mặt khác, các tác phầm lãng mạn thường sử dụng những chất liệu dân gian của Đức, như những câu chuyện lịch sử thời xưa và những câu chuyện thần tiên do anh em Grimm sưu tập.

            Đến giữa thập kỷ 1800, những trường phái văn học của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa biểu tượng đã phát triển. Chủ nghĩa tự nhiên coi những hành vi của con người là do sự kiểm soát của bản năng, những điều kiện xã hội và kinh tế và những yếu tố sinh học. Kịch tác gia theo chủ nghĩa tự nhiên Gerhart Hauptmann đã khám phá những yếu tố di truyền hình thành nên từng cá nhân, trong khi tác phẩm của nhà thơ biểu tượng Rainer Maria Rilke có đặc điểm là sự thần bí trữ tình và các hình tượng. Những tiểu thuyết gia vĩ đại của Đức trong đầu thế kỷ 20 là Thomas Mann, và Franz Kafka, với những tiểu thuyết và truyện ngắn trình bày về một thế giới đàn áp và tuyệt vọng.

            Việc phê phán xã hội cũng là một chủ đề phổ biến trong đầu thế kỷ 20, với các tiểu thuyết gia như Robert Musil và các kịch tác gia như Arthur Schnitzler và Frank Wedekind. Năm 1929 Erich Maria Remarque đã xuất bản quyển tiểu thuyết chống chiến tranh Im Westen nichts Neues (Mặt trận Miền Tây vẫn Yên tĩnh) mô tả chân dung của cuộc Thế chiến Thứ I. Những nhà văn như Hermann Hesse, tác giả cuốn Siddhurtha (1922) đã viện dẫn đến triết lý và tôn giáo của Ấn Độ. Nền văn học Đức; cũng giống như các ngành nghệ thuật, đã phải chịu tổn thất khi đảng Quốc xã nắm quyền kiểm soát nước Đức năm 1933. Dẫn đầu bởi Thomas Mann, nhiều nhà văn đã rời khỏi nước và đi lưu đày nơi khác.

            au Thế chiến Thứ II mặhế hệ nhà văn mới đã viết về các đề tài chiến thắng Quốc xã. Những kịch tác gia như Peter Weiss và Peter Hande, những nhà thơ như Ingeborg Bachmann và Panl Celan đã có những đóng góp đáng kể cho văn học Đức vào cuối thế kỷ 20.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1973-02-633469613608906250/Van-hoa---xa-hoi/Van-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận