Tài liệu: Nước Đức - Tôn giáo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thiên chúa giáo La Mã ở Đức có khoảng 28,2 triệu tín đồ.
Nước Đức - Tôn giáo

Nội dung

TÔN GIÁO

THIÊN CHÚA GIÁO 

            Thiên chúa giáo La Mã ở Đức có khoảng 28,2 triệu tín đồ. Trong thời gian từ 1970 đến 1989, số lượng tín đồ đi lễ nhà thờ vào ngày Chủ nhật ở Tây Đức đã giảm từ 37% xuống còn 23%. Có khoảng 470.000 người dã chính thức rời bỏ nhà thờ trong vòng từ 1985 đến 1990. Trong cùng thời gian đó có 25.000 người trở lại nhà thờ, và 25.000 người khác cải đạo sang các tôn giáo khác.

            Vì Cộng hòa Liên bang Đức ngày càng trở nên một xã hội thế tục, những truyền thống về đạo đức qua nhiều thế kỷ đã suy giảm, đặc biệt là trong giới trẻ. Nhiều người Đức đã phớt lờ vai trò của nhà thờ đối với những vấn đề như sinh đẻ có kế hoạch, tình dục trước hôn nhân, ly hôn và phá thai. Trong nhiều năm qua số lượng những cuộc tấn phong đã sụt giảm. Những tu sĩ độc lập theo chủ nghĩa cải lương đã thách thức hệ thống tôn ti và học thuyết của nhà thờ.

ĐẠO TIN LÀNH

            Vào giữa thập kỷ 1990, hầu hết số tín đồ của Tin lành khoảng 30 triệu người được tổ chức vào 24 nhà thờ thành viên của Nhà thờ Phúc âm tại Đức. Số lượng các giáo đoàn nhiều nhất là ở Saxony, Berlin, Brandenbulg, Lower Saxony, Bavaria, Thuringia và Baden-Wurttemberg. Các tu sĩ Tin lành được phép lập gia đình, và phụ nữ cũng tham gia một cách tích cực vào đoàn mục sư. Một trong những phụ nữ nổi bật nhất về hoạt động Tin lành ở Đức vào giữa thập kỷ 1990 là Maria Jepsen, giám mục vùng Hamburg.

            Vào đầu thập niên 1990 chỉ có khoảng 5% tín đồ Tin lành đi lễ hàng tuần. Ở Đông Đức, các nhà thờ Tin lành đã trở thành trung tâm của sự đối lập trong thập niên 1980. Điều này có thể xảy ra bởi vì đã có một thỏa thuận với chính quyền vào năm 1978 là các nhà thờ có được một mức độ độc lập nhất định. Những nhóm đối lập, bao gồm cả những tín đồ và những người không phải tín đồ, có thể hội hợp tại các nhà thờ để bàn bạc về những vấn đề hòa bình và về cách thức cải cách Đông Đức.

GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG

            Cơ đốc giáo Chính thống ở Đức xuất phát chủ yếu từ hàng trăm ngàn người Xéc-bi đến đây vào thập kỷ 1900 và 1970. Sự tan rã của Nam Tư cũ vào đầu thập kỷ 1990 đã làm cho thêm nhiều ngàn người Xéc-bi đến nước Đức. Nhiều người Xla-vơ từ các nước Đông Âu cũng thuộc về Nhà thờ Chính thống. Dân số lớn của Hy Lạp tại Đức cũng hầu hết thuộc về Nhà thờ Chính thống Hy Lạp.

DO THÁI GIÁO

            Khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, có khoảng 600.000 người Do Thái đang sống ở Đức. Trong vòng l2 năm tiếp theo, hầu hết đã chạy ra nước ngoài hoặc bị giết hại, cùng với hàng triệu người Do Thái Đông Âu, người Xla-vơ và những người thuộc các quốc tịch khác. Đầu năm 1992 có 76 giáo đoàn và đoàn thể địa phương với khoảng 34.000 thành viên, trong đó những cộng đồng lớn nhất đóng tại Berlin và Frankfurt am Min. Đến cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 có vài ngàn ngươi Do Thái Xô viết có tổ tiên là người Đức đã nhân dịp có các chính sách di cư tự dơ của Xô viết và các luật lệ nhập quốc tịch của Đức để đến định cư tại Cộng hòa Liên bang. Tuy nhiên từ ngày thống nhất vào năm 1990 và với việc nổ ra sự bạo động của phe cánh hữu cấp tiến, một số cộng đồng Do Thái vốn nhớ lại những sự kiện tương tự vào thập kỷ 1930, đã rời khỏi Đức.

HỒI GIÁO

            Theo dòng người lao động nước ngoài nhập cư vào đây từ thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970, đạo Hồi đã có mặt tại Đức, và là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ ba trong nước. Vào năm 1994 có khoảng 2 triệu người Hồi giáo cư ngụ ở Đức. Hầu hết những tín đồ Hồi giáo này là ngươi Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, người Iran hay người Palestine. Ngoài ra còn có những người Hồi giáo đến đây như dân tị nạn để tránh các cuộc xung đột về dân tộc và tôn giáo ở Nam Tư cũ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1973-02-633469617432187500/Van-hoa---xa-hoi/Ton-giao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận