Tái thống nhất và khôi phục lại
Việc phá bỏ bức tường Berlin lịch sử đã đánh dấu sự sụp đổ của CHDC Đức. Hầu hết các nhà lãnh đạo của phong trào cải cách muốn Đông Đức vẫn tách ra và phát triển chế độ dân chủ riêng. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bị nhấn chìm trong làn sóng rộng lớn yêu cầu tái thống nhất. Một hiệp ước mới giữa những nước chiến thắng trong Đại chiến thế giới II đã mở đường cho sự kiện này năm 1990.
Sự tái thống nhất tạo ra trạng thái phấn chấn ban đầu, nhưng nó nhanh chóng cho thấy cần có quan điểm thực tế hơn. Sáp nhập hai nước là một nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội khó khăn. Người dân Đông Đức cũ giờ đây phải lo mọi thứ cho cuộc sống của họ, điều mà trước đây do nhà nước quản lý và điều hành. Hàng tiêu dùng sẵn có và người ta có thể đi ra nước ngoài không hạn chế, nhưng thực tế nạn thất nghiệp đã phát sinh. Đối với toàn bộ đất nước, sự tái thống nhất đã phải trả giá quá đắt và đã có những sự bực bội vì vùng Tây Đức về cơ bản giàu có hơn và họ đương nhiên phải gánh chịu điều này. Cho đến nay, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về kinh tế giữa các bang phía Đông và phía Tây. Điều này được phản ánh qua tỷ lệ thất nghiệp ở phía Đông hiện còn cao gấp hai lần.
Đông Đức ngày nay
Toàn bộ hạ tầng cơ sở của Đông Đức trước đây đã và đang được hiện đại hoá và tiến trình này vẫn chưa hoàn thành. Vào cuối những năm 1980, Đông Đức được xếp là nước công nghiệp thứ 6 của thế giới, thế nhưng một phần rất lớn trao đổi mậu dịch buôn bán của Đông Đức là với các nước có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ, còn phương thức sản xuất của nó cũng sớm lỗi thời. Hiện nay, mạng lưới viễn thông và giao thông đã được cải thiện đáng kể và những dự án xây dựng lớn đang được thực hiện. Cùng quan trọng như nhau và có giá trị ngang nhau, tuy nhiên đây thực sự vẫn là quá trình đang sáp nhập hai hệ thống xã hội. Để đạt được sự hòa nhập thành công trong cơ cấu giáo dục, an ninh, chính quyền địa phương, y tế... vẫn là vấn đề hết sức nan giải.