VĂN HỌC
Nhà văn vĩ đại nhất trong thời kỳ Trung cổ là Geoffrey Chaucer, người đã viết cuốn ‘The Canterbury Tales’ (Những Câu chuyện Canterbury) vào cuối thế kỷ thứ 14. Tác phẩm này không những chỉ thể hiện sức sống của ngôn ngữ Anh, và còn định hình cho tương lai của ngôn ngữ này trong nhiều thế kỷ về sau.
Thơ được coi như hình thức trau chuốt nhất của việc thể hiện văn học. Tập thơ ‘The Faerie Queene’ (Nữ hoàng Huyền thoại), một dạng thơ anh hùng ca do Edmund Spencer viết, là một kiệt tác của thế kỷ. Thơ so-nê, loại thơ 14 câu phối hợp các vần điệu một cách bài bản, đã được viết bời Philip Sidney và William Shakespeare, những người xuất sắc trong thể thơ này.
John Milton chuyên về văn xuôi, thường viết những tác phẩm ngắn hỗ trợ cho Thanh giáo bằng cách nhấn mạnh đến quyền tự do dân sự và tự do tôn giáo. Sau đó ông viết những tập thơ không vần điệu: ‘Paradise Lost’ (Thiên đàng Đất mất) và ‘Paradise Regained’ (Thiên đàng Chuộc lại). John Bunyan viết tác phẩm ‘The Pilgrim’s Progress’ (Cuộc Hành trình của Người Hành hương), mô tả sự cứu rỗi linh hồn Cơ đốc giáo như một cuộc hành trình.
Thời kỳ từ 1660 đến giữa thế kỷ 18 được goi là Thời kỳ ánh sáng, trong đó nổi lên loại tiểu thuyết hiện đại. Trong thời kỳ này nhà báo Daniel Defoe đã viết cuốn ‘Robinson Crusoe’ và một số tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm khác. Jonathan Swift viết cuốn ‘Gulliver’s Travels’ (Những Cuộc Du hành của Gulliver), với những ý bình luận về xã hội một cách thu hút nhưng cũng rất chua cay. Cũng trong thế kỷ 18 này, nhà văn và nhà phê bình văn học Samuel Johnson đã soạn cuốn ‘Dictionary of the English Language’ (Từ điển Tiếng Anh).
Đến cuối thế kỷ thứ 18, những cảm xúc và những địa điểm ở nước ngoài, cả trong quá khứ lẫnn hiện tại, đã trở thành trung tâm của nhiều cuốn tiểu thuyết và nhiều tập thơ. William Wordsworth tìm cảm hứng ở thiên nhiên, trong khi Samuel Taylor Coleridge và William Blake lại được gợi cảm bởi thuyết thần bí. Lord Byron, Percy Bysshe Shelley và John Keats đã viết những vần thơ 1ãng mạn. Tác giả người Scotland là Walter Scott, với tác phẩm nổi tiếng nhất là ‘Ivanhoe’, đã viết hơn 20 cuốn tiểu thuyết lịch sử, trong đó nhiều cuốn đặt bối cảnh ở thời Trung cổ.
Phụ nữ cũng để lại dấu ấn trong thời kỳ lãng mạn này. May Wollstonecraft Shelley nổi bật với cuốn ‘Frankenstein’. Jane Austen đã viết những cuốn tiểu thuyết hay như ‘Sense and Sensibility’ (Giác quan và Sự nhạy cảm) và ‘Pride and Prejudice’ (Niềm Kiêu hãnh và Định kiến). Những nhân vật thực tế của bà và một sự phản ứng lại thái độ đa cảm của các nhà văn lãng mạn.
Trong thời kỳ của nữ hoàng Victoria vào thế kỷ 19 đã xuất hiện nhiều nhà tiểu thuyết và nhà thơ nổi tiếng. Có lẽ tác giả nổi tiếng nhất vào thời này là Charles Dickens, người đã miêu tả những nỗi cực nhọc của giới lao động và phê phán cuộc sống của giới trung lưu. Những tác giả nổi bật vào giữa thời đại của nữ hoàng Victoria có George Eliot, được biết đến với những tiểu thuyết đạo đức của bà; William Makepeace Thackeray, đã miêu tả một cách hài hước cuộc sống của giới trung lưu và thượng lưu; ba chị em Charlotte Bronte, Emily Bronte và Anne Bronte với những cuốn tiểu thuyết có khuynh hướng giống như tự truyện; và Robert Louis Stevenson, người đã viết những quyển sách cho thiếu nhi và những câu chuyện phiêu lưu. Những nhà thơ nổi tiếng khác bao gồm Matthew Arnold, Christina Rossetti, và Robert Browning và vợ ông ta là Elizabeth Barrett Browning.
Khi thời đại của nữ hoàng Victoria nhường bước cho thời kỳ hiện đại và thế kỷ 20, trọng tâm của văn học đã bắt đầu chuyển hướng, rời xa cuộc sống hàng ngày của thơ kỳ cũ. Những tiểu thuyết của Thomas Hardy, H. G. Wells và Joseph Conrad chứa đựng một sự bi quan và phân vân về cuộc sống. Vào đầu thế kỷ 20 những cuốn tiểu thuyết tâm lý của D. H. Lawrence đã bị kiểm duyệt vì những lời nói thẳng thắn. Quyển tiểu thuyết ‘Lady Chatterley’s Lover’ (Người tình của Bà Chatterley) đã bị cấm vì cho là đồi trụy. Những tập thơ của T. S. Eliot, đặc biệt là tập ‘The Waste Land’ (Mảnh đất Bỏ hoang) đã thể hiện sự vỡ mộng với nền văn minh hiện đại, cũng giống như những quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Aldous Huxley, người đã viết quyển ‘Brave New World’ ( Thế giới Mới Lộng Lẫy). Những địa điểm ở nước ngoài là bối cảnh của những tác phẩm của Rudyard Kipling và E. M. Forstel. James Joyce và Virginia Woolf là những người đưa ra phong cách viết mới dựa trên dòng ý thức. Những vần thơ phong phú và đáng ghi nhớ của Dylan Thomas làm cho ông ta trở thành nhà thơ xứ Wales vĩ đại nhất trong thế kỷ 20.
Trong thập kỷ 1920 và 1930, Evelyn Waugh và P. G. Wodehouse đã viết những cuốn tiểu thuyết châm biếm cuộc sống của giới thượng lưu. Vào giữa thế kỷ 20 những tác phẩm của George Orwell, như ‘Animal Farm’ (Nông trại Chăn nuôi) và ‘Nineteen Eighty-four’ (Năm 1984), tập trung vào nhưng nỗi lo sợ về xã hội. William Golding cũng thể hiện những nỗi lo về sự suy sụp của xã hội trong cuốn tiểu thuyết ‘Lord of the Flies’ (Chúa tể Loài ruồi). J. R. R. Tolkien nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết dạng tưởng tượng của ông, đặc biệt là cuốn ‘The Hobbit’ (Người Ăn hang ở lỗ) và phần hậu của nó là bộ ba ‘Lord of the Rings’ (Chúa tể của Những Chiếc nhẫn).