Tài liệu: Nước Anh - Vận tải

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

\tTrong lịch sử, Anh Quốc đã 1 một đất nước sáng tạo và dẫn đầu thế giới về nhiều loại hình vận tải, từ tàu biển đến đường sắt và cả đường hàng không. Vào đầu thế kỷ 21, việc di
Nước Anh - Vận tải

Nội dung

VẬN TẢI

            Trong lịch sử, Anh Quốc đã 1 một đất nước sáng tạo và dẫn đầu thế giới về nhiều loại hình vận tải, từ tàu biển đến đường sắt và cả đường hàng không. Vào đầu thế kỷ 21, việc di chuyển cá nhân bằng ô tô là phương cách vận tải thịnh hành nhất, trong khi đó đường sắt đã bị mai một nhiều từ thời kỳ hoàng kim của nó vào thế kỷ 19. Vào cuối thập kỷ 1990,
chính quyền Anh Quốc đã phát triển một chính sách vận tải tích hợp, trong đó bao gồm việc nâng cấp đường sá, xác định những tác động về môi trường của việc xây dựng thêm đường sá, và tìm cách khích lệ cho những loại hình du hành khác.

VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY

            Vì Anh Quốc là một hòn đảo, việc vận tải bằng đường thủy là rất quan trọng qua nhiều thế kỷ nay. Bờ biển không đều của đất nước này đã cho nhiều hải cảng thiên nhiên tốt, và những con sông nước chảy êm luôn luôn có lợi cho việc vận chuyển bằng thuyền bè. Những kỹ năng đi biển có mối  liên quan chặt chẽ với sự tăng trưởng của Anh Quốc như một quyền lực về hải quân. Ngay từ thế kỷ 16 Anh Quốc đã đánh bại Tây Ban Nha, đối thủ lớn nhất trên biển. Vào thế kỷ 17 và 18 Pháp đã bị đánh bại, và thế kỷ 20 đến lượt nước Đức. Trước Thế chiến thứ II, Anh Quốc đã có đội thương thuyền lớn nhất thế giới. Anh Quốc vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu về vận tải đường thủy cho đến Thế chiến thứ II, khi những trận tấn công bằng tàu ngầm của Đức đã đánh đắm nhiều chiến thuyền của Anh, và sau đó ngành công nghiệp đóng tàu đồ sộ của Mỹ ra đời đã làm cho nước Mỹ trở thành đẫn đầu trong ngành này.

            Ngày nay có nhiều đơn vị vận tải đường thủy của Anh Quốc đã hoạt động dưới những 1á cờ nước ngoài để tránh những qui định nghiêm ngặt về vận tải đường thủy của Anh Quốc, trong đó có cả việc phải trả lương cao hơn cho thủy thủy đoàn. Những chiếc tàu vận tải chuyên chở dầu và hàng hóa cồng kềnh đã chiếm phần lớn trong hoạt động vận tải đường thủy. Những hải cảng của Anh Quốc đã được quốc hữu hóa vào thập kỷ 1940, và trong những năm gần đây hầu hết đã thuộc về tư nhân hoặc do những tờ-rớt độc lập điều hành. Hải cảng quan trọng nhất của Anh Quốc là Luân Đôn. Những cảng thương mại quan trọng khác có các cảng ở Forth tại Scotland và ở Grimsby và Immingham tại xứ Anh.

KÊNH ĐÀO

            Các kênh đào ở Anh được hình thành để nối những con sông, và hầu hết kênh đào ở đây được xây dựng như một phần của cuộc cách mạng vận tải diễn ra từ năm 1750 đến năm 1840. Những kênh đào này lất quan trọng trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, nhưng đến thập kỷ 1830 chúng đã bị đường sắt cạnh tranh. Sau đó kênh đào đã được dùng để chuyên chở những loại hàng siêu trường siêu trọng.

            Ngày nay Anh Quốc có khoảng 3.200 km kênh đào và đường sông, trong số này có 620 km là những tuyến đường thương mại. Tuyến đường kênh đào quan trọng nhất là trên kênh Manchester Ship, vốn là kênh đào lớn nhất nước Anh. Ngoài ra còn có kênh Thames, kênh Caledonian băng qua phía Bắc Scotland, cung ứng một tuyến đường nối liền giữa biển Bắc và Đại Tây Dương.

ĐƯỜNG SẮT

            Thời đại của nữ hoàng Victona cũng được gọi là thời đại của đường sắt. Những chiếc xe lửa có thể được coi như những đứa con của những mỏ than, bởi vì những chiếc xe goòng ở đây đã được dùng để kéo than. Tiền thân này của đường sắt sau đó đã được kết hợp với động cơ hơi nước, dẫn tới những đổi mới hơn về công nghệ. Thêm một thuận lợi cho việc phát triển đường sắt ở Anh Quốc là là hầu hết những khu tập trung dân cư đây, nơi cần đến loại hình giao thông này, đều tương đối bằng phẳng.

            Những tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới và tuyến Stockton và Darlington, khánh thành vào năm 1825. Một giai đoạn cuồng nhiệt trong việc xây dựng đường sắt diễn ra khoảng một phần tư thế kỷ sau đó, khi các công ty cạnh tranh với nhau để đặt đường sắt. Quả là một công trình đồ sộ khi những đội quân lao động lớn lao được thuê mướn để làm thay đổi cảnh quan nước Anh bằng cách đào đường qua những trái đồi và xây đựng những chiếc cầu và những đường hầm. Chỉ trong một thời gian ngắn mạng lưới cơ bản của đường sắt Anh Quốc đã được hình thành.

             Hơn một thế kỷ sau, những công ty đường sắt nhỏ đã được sát nhập thành một số công ty lớn. Năm 1948 chính phủ đã quốc hữu hóa 4 công ty còn lại, và đến thập kỷ 1960 chúng đã trở thành Ban Đường sắt Anh Quốc. Năm 1955 một chương trình hiện đại hóa đã bắt đầu thay thế những đầu máy hơi nước bằng những đầu máy chạy dầu diesel và những đầu máy chạy điện. Đầu máy hơi nước cuối cùng đã được thu hồi năm 1968. Trong khoảng thời gian này đã có sự cạnh tranh gay gắt của vận tải đường bộ làm cho đường sắt phải cắt giảm chi phí, và nhiều tuyến đường sắt không có lợi nhuận đã phải đóng cửa.

            Đường sắt là một phần của phong trào tư hữu hóa diễn ra vào đầu thập kỷ 1990. Những thủ tục phức tạp của quá trình này được dựa trên Đạo luật Đường sắt ban hành năm 1993.

            Cơ sở hạ tầng, bao gồm các đường sắt và những chiếc xe lửa, đã được giao cho Raiitrack, một công ty của nhà nước đã được tư hữu hóa bằng cách bán cổ phần cho những nhà đầu tư tư nhân. Hoạt động chuyên chở hành khách được chia thành 25 đơn vị, mỗi đơn vị thuộc về một cơ sở tư nhân được traoquyền phục vụ hành khách trong một địa phương nhất định. Năm 1995 việc chuyên chở hàng hóa được chia cho những công ty đóng cơ sở ở từng địa phương trong nước.

XE ĐIỆN NGẦM Ở LUÂN ĐÔN

            Tuyến xe điện ngầm ở Luân Đôn hoạt động trên 391 km đường sắt vào năm 1997, trong đó có khoảng 171 km đường được đào ngầm dưới mặt đất. Tuyến giao thông này có tất cả 247 trạm, với trên 470 xe điện chạy vào những giờ cao điểm. Phần mở rộng của tuyến này vẫn được tiếp tục xây dựng về phía Đông và Đông Nam Luân Đ. Tuyến đường này đã cũ, với những hỏng hóc thường xuyên xảy ra. Nhưng dù sao tuyến đường này đã phục vụ cho việc vận chuyển của một số lớn khách hàng trong khu vực thủ đô.

ĐƯỜNG HẦM BIỂN MĂNG-

            Đường hầm Biển Măng-sơ nối liền nước Anh với nước Pháp và chạy ngầm dưới mặt biển Măng-sơ. Thực tế, vào cuối thế kỷ 19 đã có một công trình hầm ngầm ở gần địa điểm của hầm ngầm hiện tại, nhưng công trình này đã bị bỏ dở do thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Hầm ngầm hiện tại hoàn tất vào năm 1994, do các nhà đầu tư tư nhân của Anh và Pháp xây dựng, với trị giá trên 16 tỉ USD. Phần hầm chính để tàu con thoi chạy qua dài 50 km, nối từ Foikestone ở nước Anh đến Calais ở nước Pháp. Hầm này có độ sâu trung bình 40 mét dưới đáy biển. Chuyến đi qua biển Măng-sơ theo đường hầm này mất khoảng 35 phút.

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

            Cùng với nhiều ngành công nghiệp khác, đường hàng không ở Anh Quốc đã được quốc hữu hóa vào sau Thế chiến thứ II, nhưng sau đó đã được tư nhân hóa vào thập kỷ 1980. British Airways là một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới, hoạt động với một mạng lưới quốc tế lớn nhất, bay đến gần 90 quốc gia trên thế giới. Trong khoảng từ 1996 đến 1997 hãng này đã đưa 38 triệu lượt hành khách bằng 309 máy bay, một đội máy bay lớn nhất ở châu Âu. Ngoài ra Anh Quốc còn có nhiều hãng hàng không tư nhân khác.

            Những phi trường chính của Luân Đôn, phi trường Heathrow và phi trường Gatwick, nằm trong số những trung tâm sầm uất nhất về lữ hành quốc tế. Ngoài ra còn có gần 150 phi trường dân sự khác ở Anh, trong số đó có 11 phi trường mỗi nơi nhận trên 1 triệu khách mỗi năm.

ĐƯỜNG BỘ

            Nước Anh đã trải qua một cuộc cách mạng vận tải với đường sắt vào thế kỷ 19, và đến thế kỷ 20 đã có một cuộc cách mạng vận tải đối với đường bộ. Có khoảng 60% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, vượt xa số lượng của đường sắt, vì xe tải có thuận lợi là có thể chở hàng đến tận nơi. Về lượng vận tải hành khách thì đường bộ chiếm đến 90%, và chủ yếu và bằng ô tô cá nhân hơn và bằng các phương tiện vận tải công cộng. Sự mở rộng việc sở hữu ô tô là một trong những phát triển ngoạn mục từ sau Thế chiến thứ II. Trong khoảng từ thập kỷ 1980 đến thập kỷ 1990, số lượng xe chở hành khách ở Anh đã gia tăng trên 15%. Ngày nay có ít nhất 70% gia đình ở Anh Quốc có ít nhất một chiếc ô tô. Đã có một mối quan ngại sâu rộng về những hiệu quả âm tính về lượng giao thông gia tăng, việc xây dựng đường sá đại trà, những tai nạn giao thông gây tốn kém và tình trạng ô nhiễm không khí.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2069-02-633474823314407500/Kinh-te/Van-tai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận