CHĂN NUÔI
Hơn một nửa các nông trại chuyên nghiệp ở Anh hoạt động chủ yếu trong việc chăn nuôi, trong đó nuôi bò lấy sữa và lấy thịt, hoặc nuôi cừu để lấy len và lấy thịt. Số gia súc này chiếm 37% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Việc xử lý các gia súc nông trại đã trở thành mối quan tâm ở Anh Quốc. Việc chăn nuôi gà công nghiệp đã gây ra nhiều sự phản đối, cũng như việc chăn nuôi bê ở các khu vực hạn chế. Sự phản đối này đặc biệt mạnh mẽ ở các vùng cảng, nơi bê được xuất khẩu sang châu Âu. Việc quan tâm đến sự an toàn của động vật đã làm cho nhiều công dân Anh Quốc tiến hành ăn chay.
Trong thập kỷ 1980 người ta đã phải quan ngại sâu sắc đến dịch bò điên. Dịch này được phát hiện đầu tiên tại Anh vào năm 1986, và chính phủ Anh đã có nhiều bước xóa bỏ bệnh dịch này cũng như đền bù cho các nông dân bị mất gia súc. Người tiêu dùng đã không tin tưởng vào thịt bò của Anh nữa, và năm 1996 khối Liên minh Châu Âu đã cấm Anh Quốc xuất khẩu thịt bò và các loại sản phẩm từ thịt bò. Sau đó, khi xem xét các công tác của chính phủ nhằm ngăn chặn bệnh dịch, lệnh cấm đã được bãi bỏ vào năm 1999.
Đến tháng 2 năm 2001, những nông dân nuôi gia súc ở Anh lại phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng khác, đó là bệnh lở mồm long móng được phát hiện ở các lò mổ tại đây. Đây là căn bệnh có độ truyền nhiễm rất cao, tác động đến các loại gia súc có móng guốc. Dịch bệnh này đã gây thiệt hại trầm trọng về kinh tế, vì những gia súc mắc bệnh bị sụt cân rất nhanh và có khi không cho sữa nữa. Đến giữa tháng 4 chính phủ đã phải ra lệnh tiêu hủy hơn triệu gia súc bị nhiễm bệnh. Kết quả là nhiều nước đã cấm nhập khẩu gia súc, thịt và sữa từ khối Liên minh Châu Âu.