Tài liệu: Nước Anh - Địa hình và các vùng tự nhiên

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Địa hình của Anh Quốc có thể chia thành hai vùng chính: vùng đất cao và vùng đất thấp. Vùng đất cao là một khu vực của những núi và đồi cao ở phía Bắc và phía Tây. Vùng
Nước Anh - Địa hình và các vùng tự nhiên

Nội dung

ĐỊA HÌNH VÀ CÁC VÙNG TỰ NHIÊN

            Địa hình của Anh Quốc có thể chia thành hai vùng chính: vùng đất cao và vùng đất thấp. Vùng đất cao là một khu vực của những núi và đồi cao ở phía Bắc và phía Tây. Vùng đất thấp ở phía Nam và phía Tây bao gồm chủ yếu các đồng bằng. Các vùng này được phân cách bởi một đường tưởng tượng chạy từ sông Exe ở bờ biển Tây Nam cho đến cửa sông Tees ở bờ biển phía Đông Bắc. Vùng đất thấp có khí hậu ôn hòa hơn và đất tốt hơn cho việc canh tác. Về mặt lịch sử, hầu hết người dân nước Anh sống ở vùng đất thấp hơn là vùng đất cao vốn có điều kiện khắc nghiệt hơn.

VÙNG ĐẤT CAO

            Vùng đất cao bao gồm phần lớn là những trái đồi, những ngọn núi trập trùng, và những khu vực bị xói mòn chen lẫn với những thung lũng và đồng bằng. Nơi có độ cao lớn nhất ở Anh thuộc về vùng đất cao, với ngọn núi Ben Nevis có độ cao 1343 mét, nằm trong vùng cáo nguyên Scotland. Vùng đất cao thường mát hơn vùng đất thấp, và nhận một lượng mưa nhiều hơn, cũng như ít ánh nắng mặt trời hơn. Ở nhiều nơi trong vùng này người ta không thể canh tác được. Ngay cả ở những khu vực canh tác được thì đất đai cũng cằn cỗi và có nhiều đá, với những vỉa đá cứng nằm bên dưới lớp đất. Nước mưa ở đây không thể thoát ngay được, nên có nhiều khu vực thường hay bị ngập nước.

            Wales, Scotland và nhiều phần của Anh nằm trong vùng đất cao. Những phần của Anh trong vùng đất cao bao gồm dãy núi Pennine, trải dài từ phía Bắc nước Anh đến vùng bán đảo phía Tây Nam. Rặng Pennine đôi khi được gọi là xương sống của nước Anh. Đây là một khối núi đồ sộ kéo dài 260 km từ Bắc đến Nam, bắt đầu từ đồi Cheviot ở ranh giới Anh và Scotland và tận cùng ở vùng trung du thuộc khu vực trung tâm nước Anh. Nó được hình thành bởi những vùng đất hoang trập trùng lộng gió, mọc đầy cây thạch nam, được ngăn cách với nhau bởi những thung lũng sâu. Có nhiều khu vực công nghiệp lớn của Anh tọa lạc bên hông của đãy Pennine, nơi có nhiều mỏ than. Về phía Tây của phần phía Bắc lặng Pennine là rặng Cumbrian, gồm những đỉnh tròn của những khối đá xưa bị xói mòn bởi băng hà. Trong khu vực này có quận Hồ, nổi tiếng với hồ nước và thắng cảnh thiên nhiên.

            Phần nằm ở phía Tây Nam bán đảo Anh của vùng đất cao thường được gọi là Vùng quê phía Tây. Vùng bán đảo này, vốn nhô ra Đại Tây Dương, bao gồm các hạt Devon và Cornwall. Đặc điểm của nó là những khu vực lởm chởm, nhiều đồi, những cao nguyên hoang dã mọc đầy thạch nam, như cao nguyên Dartmoor và Exmoor, và những thung lũng rất đẹp. Vùng này có những khu vực khí hậu lất ôn hòa.

            Ở phía Bắc đồi Cheviot, trong vùng Scotland, là vùng cao Southem, một khu vực của những ngọn đồi đỉnh tròn và các thung lũng rộng lớn. Độ cao tối đa ở đây là 850 mét, và phần lớn khu vực này có những bãi đất hoang có thạch nam, dùng để nuôi cừu Phía Bắc của vùng cao này là một thung lũng rộng, được gọi bằng nhiều cái tên như Vùng đất thấp Trung tâm, Vùng đất thấp Scotland, hay Thung lũng Trung đu. Thung lũng này nằm ở giữa hai vùng cao, bao gồm hầu hết các trung tâm đô thị, các vùng công nghiệp và quặng mỏ của Scotland.

            Đi tiếp nữa về phía Bắc là cao nguyên Scotland, một vùng lởm chởm gồm nhiều dãy núi, các vùng đất hoang trống trải và những thung lũng sâu và hẹp. Vùng cao nguyên này bao gồm những vùng đồng hoang dân cư thưa thớt. Ở đây có những vùng cây bụi, trong đó có thạch nam và những loại cây bụi chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt thường thấy ô những vùng mát hơn.Rặng Grampian và rặng núi chính ở vùng cao nguyên này, với độ cao 1.343 mét trên mặt nước biển. Khu vực phía Tây của vùng cao nguyên bao gồm hầu hết các hồ nước lớn nổi tiếng của Scotland.

            Vùng phía Bắc Ireland bao gồm những vùng cao nguyên với nhiều đồi núi tương tự như các vùng cao nguyên của Scotland. Hầu hết vùng Bắc Ireland tọa lạc trên một thung lũng lớn được hình thành từ cao nguyên dung nham cổ. Ở chính giữa thung lũng là Lough Neagh, hồ nước lớn nhất ở Anh, với chiều dài 29 km và chiều ngang 18 km. Khu vực cao nhất của Bắc Ireland là rặng núi Mourne ở phía Đông Nam, với độ cao tối đa 852 mét so với mặt biển. Chỗ biển hẹp nhất giữa đảo Anh và lreland chỉ có 21 km, giữa khu vực Tor trên bờ biển Bắc Ireland và khu vực Mull của Kintyre trên bờ biển Scotland.

            Bán đảo Wales hầu hết bao phủ bởi núi. Rặng núi Cambrian trải dài từ phía Đông Bắc đến Đông Nam qua vùng bán đảo, tạo thành một vùng đất hoang trên cao, với những đỉnh lởm chởm. Ở đây có đỉnh cao nhất xứ Wales, ngọn núi đồ sộ gọi là Snowdon, với độ cao 1.085 mét so với mặt biển. Ở phía Nam xứ Wales là rặng núi thấp hơn và ít trập trùng hơn, rặng Brecon Beacons, trải dài hầu như theo hướng Đông-Tây. Một dải đất thấp hẹp viền quanh phần lớn bờ biển Wales, kéo rộng về phía Tây Bắc, bao gồm cả hòn đảo Anglesey ở ngoài khơi. Dải đất này còn trải rộng ra cả phía Tây Nam và Đông Nam. Đôi khi vùng đất thấp ở phía Đông Nam xứ Wales được coi như phần mở rộng của vùng đất thấp của Anh Quốc. Vùng này bao gồm những thành phố lớn nhất và các khu công nghiệp của xứ Wales. Những mỏ than trong các dãy núi ở phía Bắc của vùng đất thấp phía Nam này trong nhiều năm đã rất quan trọng đối với Wales.

VÙNG ĐẤT THẤP

            Nhìn chung vùng đất thấp là một vùng đồng bằng hơi gợn sóng, với nhiều khu vực rộng lớn hầu như bằng phẳng. Nơi đây nhận ít mưa và nhiều nắng hơn so với vùng đất cao và hầu hết đất đai của vùng này rất màu mỡ. Phần lớn vùng đất thấp có độ cao dưới 150 mét so với mặt biển, và những ngọn đồi hiếm khi cao quá 300 mét. Vùng đất này có dân cư đông đúc, được canh tác và chăn nuôi qua nhiều ngàn năm. Hầu hết dân số của Anh tập trung ở vùng này, vốn trải rộng gần hết xứ Anh. Thủ đô Luân Đôn và hầu hết các thành phố lớn của Anh Quốc tọa lạc trên vùng đất thấp này.

            Những khu vực đất bằng phẳng nhất của vùng đất thấp nằm ở phía Đông, đặc biệt là ở vùng East Anglia. Một vịnh nhỏ gọi là vịnh Wash tọa lạc ngoài bờ biển phía Bắc của East Anglia. Vịnh Wash trước đây được bao quanh bởi những khu vực bằng phẳng với nhiều đầm lầy của vùng Fenlands, ngày nay đã được tát cạn. Vùng đồng bằng Trung du rộng lớn nằm ở phía Nam của rặng Pennine. Ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng này, bên sườn phía Tây của rặng Pennine, là đồng bằng Lancashire-Cheshire. Một vùng đồng bằng khác trải dài từ sườn phía Đông của rặng Pennine cho đến bờ biển. Ở phía Bắc đồng bằng này bị ngắt quãng bởi vùng đồng hoang Yorkshire, một vùng đất hoang dã mọc đầy các loại cây thô.

            Có vài dãy đồi thấp chen vào giữa vùng đồng bằng đất thấp. Những dãy đồi này đôi khi được gọi là ‘tường thành’, vì chúng dốc đứng ở một bên, còn bên kia thì lại thoai thoải. Một trong những dải đất cao này, dải South Downs, chạy dài đọc theo bờ biển phía Nam, đi về hướng Đông từ đồng bằng Salisbury. Chạy song song với dải này, ở phía Nam thung lũng sông Thames, là dải North Downs. Ở giữa North Downs và South Downs là một khu vực gọi là The Weald, một vùng đồi núi với nhiều cảnh đẹp. Một dải đất cao khác là dãy đồi Chiltern, trải dài từ vùng trung tâm của đồng bằng đất thấp đến phía Tây Nam. Còn vùng đồi Cotswold nằm ở phía Tây, gần xứ Wales. Dải Cotswold và những dãy đồi phía Bắc đồng bằng có nền đá vôi, trong khi các dải Down có nền đá phấn.

SÔNG VÀ HỒ

            Vì Anh Quốc có một khí hậu ẩm ướt với lượng mưa nhiều, nên có rất nhiều sông và hồ. Những con sông ở vùng trung tâm và vùng phía Đông nước Anh có khuynh hướng chảy chậm và đều quanh năm, bởi vì chúng được tiếp bằng một lượng mưa đều đặn. Nhiều con sông có thể lưu thông được, và từ thời xưa chúng đã phục vụ cho những người quan tâm đến thương mại và xâm chiếm. Vùng cao nguyên có tác dụng như một đường phân nước dù những con sông đó chảy về phía Tây để đến biển Ireland hay chảy về phía Đông để đến biển Bắc. Những con sông và dòng suối chảy từ vùng cao nguyên về phía Tây có khuynh hướng chảy xiết và thay đổi thất thường, trong khi những con sông chảy về phía Đông thì dài, nước chảy êm và chậm.

            Sông Thames và sông Severn là những con sông dài nhất Anh Quốc và hai sông này có độ dài gần bằng nhau. Sông Severn chảy về phía Nam, từ những rặng núi vùng trung tâm xứ Wales đến eo biển Bristol ở vùng Bristol. Sông này dài 290 km. Sông Thames dài 338 km, chảy từ dãy đồi Cotswold về phía Đông, và len lỏi qua thủ đô Luân Đôn. Sông Thames đã cung cấp nước sử dụng cho thành phố Luân Đôn và được sử dụng để vận tải các loại hàng hóa thương mại. Những sông quan trọng khác của Anh là sông Mersey, chảy vào biển Ireland ở Liverpool; sông Humber ở bờ biển phía Đông, nơi đó sông Trent và vài con sông khác chảy vào; và sông Tyne ở phía Bắc nước Anh, chảy qua Newcastle vào biển Bắc.

            Ở Scotland, những con sông quan trọng có sông Clyde và sông Forth, được nối với nhau bằng một kênh đào. Sông Clyde chảy về hướng Tây Bắc, qua Glasgow, và đổ vào Đại Tây Dương tại vịnh Clyde. Sông Forth chảy về hướng Đông, đổ vào vịnh Forth. Những sông quan trọng nhất ở Bắc Ireland là sông Lagan, sông Bang và sông Foyle.

            Hầu hết các hồ nước lớn của Vương quốc Anh tọa lạc ở những vùng cao ở Scotland và miền Bắc xứ Anh, mặc dù hồ Lough Neagh ở Bắc Ireland là hồ lớn nhất nước. Loch Lomond, ở rìa phía Tây Nam của vùng cao nguyên Scotland, là hồ lớn nhất trong đảo chính của Anh Quốc, với chiều dài

37 km và chiều ngang từ 1,6 km đến 8 km. Hồ Windermere là hồ nước lớn nhất trong số 15 hồ chính ở quận Hồ nổi tiếng tại miền Tây Bắc xứ Anh. Hồ này có nhiều dài khoảng 16 km và chiều ngang 16 km.

BỜ BIỂN

            Bờ biển của Anh Quốc rất đa dạng, với nhiều vịnh và lạch làm hải cảng và nơi trú ẩn cho tàu bè. Việc mậu dịch dọc theo bờ biển có liên quan đến hàng hải đã được thực hiện từ thời xa xưa. Bờ biển của Anh Quốc dài khoảng 8.000 km, với những thắng cảnh đẹp nhất nước. Bờ phía Tây có đặc điểm và nhiều vách đá và mũi đá, đặc biệt là nơi vùng cao nguyên gặp biển ở phía Tây Bắc Scotland. Trên những bờ biển thoai thoải hơn ở phía Nam và phía Đông có nhiều bãi cát và bãi đá sỏi, cùng với những vách đá vôi và đá phấn. Trong số này vách đá nổi tiếng nhất là vách White ở Dover, vùng Đông Nam.

            Có một số hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Anh Quốc. Hebrides, một quần đảo gồm khoảng 500 hòn đảo, bao trùm một diện tích khá lớn dọc theo bờ biển phía Tây Scotland. Đảo Anglesey nằm ngay ngoài bờ biển phía Tây Bắc xứ Wales. Đảo Wright nằm ngoài bờ biển phía Nam của xứ Anh. Bắc Ireland có một bờ biển đẹp và lởm chởm, và là nơi có Giant’s Causeway, một địa điểm nổi tiếng và độc đáo với những tảng đá ngoạn mục hình trụ khổng lồ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2068-02-633474809077845000/Dia-ly/Dia-hinh-va-cac-vung-tu-nhien.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận