Tài liệu: Nước Anh - Tổng quát

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

\tTrong thế kỷ 19, nước Anh đã có một nền kinh tế dẫn đầu thế giới: nền ngoại thương phát đạt, mức sống của người dân tăng trưởng đều đặn, và người Anh đã đi tiên phong trong
Nước Anh - Tổng quát

Nội dung

TỔNC QUÁT

            Trong thế kỷ 19, nước Anh đã có một nền kinh tế dẫn đầu thế giới: nền ngoại thương phát đạt, mức sống của người dân tăng trưởng đều đặn, và người Anh đã đi tiên phong trong những đổi mới về công nghiệp. Với sự tăng trưởng của các nền kinh tế của những quốc gia khác trong thế kỷ 20, nền kinh tế của Anh vẫn còn tương đối mạnh. Kinh tế của đất nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng, và Anh Quốc vẫn là một trong những quốc gia sản xuất chính về mặt hàng công nghiệp và cung ứng các loại dịch vụ, đồng thời cũng là một trung tâm về mậu dịch và tài chính thế giới. Trong thế kỷ 20, trong sản lượng nội địa tính theo đầu người đã tăng gấp ba lần, một thành tựu đáng kể so với diện tích nhỏ bé và nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế của đất nước này. Kỹ năng và sự đào tạo của công nhân, người quản lý và các nhà doanh nghiệp đã giúp cho nền kinh tế nước Anh tiến triển tốt và phục vụ thỏa đáng cho người dân trong nước.

            Mặc dù nền kinh tế của Anh và khá mạnh trong thế kỷ 20, nước này cũng phải đương đầu với một số vấn đề dai dẳng. Mức cân đối trọng mậu dịch là một trong những vấn đề đó. Anh Quốc đã phải nhập khẩu trên một phần mười lương thực phẩm và nhiều nguồn nguyên vật liệu, cũng như nhiều mặt hàng chế biến khác. Trong khi đó đất nước này phải xuất khẩu một lượng sản phẩm đủ để cân đối với giá trị nhập khẩu. Một vấn đề nữa là sự kém hiệu quả trong công nghiệp, thể hiện rõ nét trong các ngành như khai thác mỏ than, đóng tàu và vải sợi trong đó số lượng sản xuất cao hơn mức có thể tiêu thụ. Một số cơ sở đã được quốc hữu hóa sau năm 1945, chẳng hạn như Công ty Dầu mỏ Anh Quốc, Hàng không Anh Quốc và Viễn thông Anh Quốc, đã phục vụ phi lợi nhuận cho người dân Anh vốn phải đóng thuế cho nhà nước.

            Ngoài ra, các nghiệp đoàn đôi khi yêu cầu các công ty phải thuê mướn một số lao động nhiều hơn nhu cầu của họ, đồng thời với thời gian bị mất đi do các cuộc bãi công đòi tăng lương của công nhân. Những vấn đề về nghiệp đoàn này đã làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra lạm phát. Lạm phát vẫn tiếp diễn khi nhu cầu về sản phẩm cao hơn mức cung ứng, tư đó dẫn đến việc tăng giá của các sản phẩm. Trong khi đó, mức thất nghiệp cao, với tỉ lệ 11% của lực lượng lao động vào đầu thạp kỷ 1980, và những nỗ lực nhằm làm giảm bớt tỉ lệ này đã tỏ ra vô hiệu.

            Những vấn đề này còn đặc biệt rõ nét hơn trong thập kỷ 1970, khi giá dầu tăng vọt đã thúc đẩy một sự suy thoái toàn cầu.

            Kể từ giữa thập kỷ 1970, Anh Quốc đã tiến triển hơn nhờ vào sự tăng tiến kinh tế thế giới và những cải thiện nội bộ. Chính quyền đã tiến hành nhiều bước để thúc đẩy sử tăng trưởng kính tế. Nước này đã cắt giảm bớt quyền lực của các nghiệp đoàn và bán đi một số đơn vị đã quốc hữu hóa, chẳng hạn như Hàng không Anh Quốc và Viễn thông Anh Quốc. Chính quyền đã tìm cách khuyến khích các doanh nghiệp và sự đầu tư của tư nhân qua việc giảm thuế và bớt đi các hạn chế, chẳng hạn như bãi bỏ các qui định trong thị trường chứng khoán. Những ngành công nghiệp mới với công nghệ cao đã thu hút thêm nhiều công nhân và nhà quản lý, trong khi những cơ sở cũ kỹ, kém hiệu quả được giải thể. Nền kinh tế Anh Quốc đã có một bước đột phá với việc phát hiện và khai thác một trữ lượng lớn dầu mỏ ở biển Bắc. Nhờ vào lượng dầu này, nước Anh không còn phải nhập khẩu xăng đầu nữa, và ngược lại còn thu được lợi nhuận qua việc xuất khẩu mặt hàng này. Riêng năm 1997, kinh tế Anh Quốc đã tăng trưởng ở mức 2,5%, một trong số những mức tăng trưởng cao nhất trong khối Liên minh Châu Âu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2069-02-633474811653938750/Kinh-te/Tong-quat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận