VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN
TRONG KINH TẾ
Giống như nhiều quốc gia hiện đại phát triển khác, Vương quốc Anh có một nền kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là một số lĩnh vực trong kinh tế do nhà nước điều hành, còn một số lĩnh vực khác do các doanh nghiệp tư nhân điều hành. Kể từ Thế chiến thứ II, Anh Quốc đã cân đối giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để tối ưu hóa nền kinh tế của mình và đảm bảo cho một nền kinh tế quốc dân thịnh vượng. Trong lịch sử, đảng Bảo thủ đã phát triển nền kinh tế tư nhân nhiều hơn, trong khi đảng Lao động lại nghiêng về kinh tế nhà nước nhiều hơn. Tuy nhiên cả hai đảng đều cống hiến cho một sự hỗn hợp lành mạnh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
Thành phần nhà nước bao gồm hệ thống phúc lợi, trong đó có y tế xã hội, cùng với sự kiểm soát của chính quyền về kinh doanh, ngân hàng và việc cung ứng tiền tệ. Hệ thống phúc lợi phục vụ cho con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc qua đời. Chính quyền và một nhà tuyển dụng lớn: các quan chức chính phủ, bộ máy tư pháp, quân đội, cảnh sát, lực lượng chữa cháy, bộ phận giáo dục và nhân sự chuyên môn về y tế, tất cả đều do nhà nước tuyển dụng. Chính quyền đồng thời cũng là một khách hàng lớn về các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại quân nhu.
Sau Thế chiến thứ II, chính phủ đã quốc hữu hóa một số những đơn vị lớn và có vấn đề. Những đơn vị này thuộc về các ngành than, điện, vận tải, khí đốt, dầu mỏ, thép, sản xuất ô tô và xe tải, đóng tàu và lắp ráp máy bay. Nhưng kể từ thập kỷ 1950 chính phủ đã tư nhân hóa một số đơn vị này. Những ngành được tư nhân hóa đầu tiên là sắt thép và vận tải đường bộ. Trong thời gian từ 1979 đến 1996, chính quyển của đảng Bảo thủ đã xóa bỏ quốc hữu hóa đối với các công ty đầu mỏ, viễn thông, ô tô và xe tải, khí đốt, hàng không và lắp ráp máy bay, điện, nước, đường sắt, và năng lượng hạt nhân. Bằng cách tư hữu hóa những công ty này, chính quyền hy vọng họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, do sức ép của các cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, chính phủ cũng vẫn làm nhiệm vụ điều tiết các công ty vừa được tư hữu hóa này bằng cách kiểm soát giá cả và chỉ đạo các hoạt động. Chính phủ cũng khích lệ sự cạnh tranh trong kinh tế và gia tăng sản lượng bằng cách tài trợ và phụ cấp cho các chương trình giáo dục và đào tạo.
Cũng giống như ở nhiều quốc gia hiện đại khác, chính phủ Anh đã tinh chỉnh nền kinh tế để giữ cho nó không tăng vọt đến mức lạm phát, và cũng không suy thoái quá sâu. Để thực hiện việc tinh chỉnh này, chính phủ đã kết hợp các chính sách tiền tệ với các chính sách tài chính. Các chính sách tiền tệ liên quan đến nỗ lực kiểm soát cung và cầu về tiền qua ngân khố và ngân hàng trung ương, tức là Ngân hàng Anh Quốc. Chính sách tài chính liên quan đến việc cân đối và phân bổ việc chi tiêu và thu thuế của nhà nước. Chính phủ cũng chọn phương sách quản lý các nhu cầu, để có thể can thiệp khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ lên đến mức đủ gây ra lạm phát. Trong trường hợp này chính phủ sẽ tìm cách làm giảm thiểu nhu cầu bằng cách nâng mức lãi suất và gia tăng mức thuế. Trong những trường hợp khẩn cấp về kinh tế, chính phủ có thể kiểm soát giá cả và thu nhập ở một qui mô đáng kể, tuy nhiên việc này chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt, chẳng hạn như trong thời chiến. hay những lúc lạm phát quá nhanh.
Thu nhập của chính phủ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn thu nhập chính là thuế, chiếm tỉ lệ 23%, đóng góp an sinh xã hội và thuế trị giá gia tăng, mới khoản chiếm tỉ lệ 16%. Thuế nhập khẩu chiếm tỉ lệ 1l%, thuế doanh nghiệp và 9%, thuế bất động sản là 8%, các loại thuế khác chiếm 8%, nguồn vay mượn là 6%, và các nguồn tài chính khác chiếm 4%.