CANH TÁC
Hầu hết các khu vực canh tác của Anh Quốc tập trung ở phía Đông và phía Nam xứ Anh và ở phía Đông Scotland. Trong số đất được canh tác năm 1996, có 42% trồng búa mì, 27% trồng lúa mạch, và 7,5% trồng hạt cải dầu. Ngoài ra còn có khoai tây, củ cải đường và các loại đậu. Việc sử dụng đại trà các loại máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm đã tăng nặng suất cây trồng một cách đáng kể. Tuy nhiên, các kỹ thuật trồng trọt hiện đại này đã gây ra nhiều sự phê phán của những người quan tâm đến việc sử dụng hóa chất và tác động của nó đến môi trường sống. Một số nông dân đã cắt giảm lượng hóa chất sử dụng, và một số khác thực hiện việc trồng cây sạch (sử dụng các biện pháp hữu cơ) với sự trợ giúp của chính phủ.
CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
Chính phủ Anh Quốc bắt đầu trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp từ sau Thế chiến thứ II. Năm 1973 Anh Quốc tham gia vào tổ chức Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (ECC, nay là khối Liên minh Châu Âu), và kể từ đó các chính sách nông nghiệp chủ yếu do tổ chức đề ra. Những chính sách này nhằm giữ mức bình ổn về thị trường nông nghiệp, đảm bảo cho nông dân kiếm sống một cách công bằng và cung ứng cho người tiêu dùng một lương thực phẩm ở mức giá cả phải chăng. Theo các chính sách của khối Liên minh Châu Âu, các sản phẩm nhập khẩu vào Anh Quốc từ các nước ngoài khối này phải bị đánh thuế, đồng thời các sản phẩm xuất khẩu sẽ được trợ giá nếu như giá bán quá thấp.
Các nông dân được khích lệ áp dụng những phương pháp canh tác thuận lợi cho môi trường, mặc dù những phương pháp này có thể làm giảm sản lượng. Một số hạn ngạch đã được đặt ra cho một số loại sản phẩm nhằm làm giảm số tiền trợ cấp cho nông dân.
LÂM NGHIỆP
Trước kia Anh Quốc được bao phủ bởi những khu rừng rậm, nhưng qua nhiều thế kỷ con người đã chặt phá hầu hết số rừng này để lấy củi và gỗ. Mặc dù cây cối mọc nhanh trong điều kiện khí hậu mát và ẩm tại đây, chỉ có những rừng sồi là còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20.
Năm 1919 chỉ có 5% đất đai của Anh Quốc và rừng; cho đến năm 2000 tỉ lệ này đã tăng lên 10,7%. Chính quyền nước này đã có những nỗ lực gia tăng việc quản lý các khu vực rừng cây. Việc nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là rất quan trọng vì Anh Quốc chỉ sản xuất được 15% nhu cầu về gỗ. Số lượng lao động trong ngành gỗ là khoảng 32.000 người, chiếm tỉ lệ dưới 1% lực lượng lao động của cả nước.
Một Hội đồng Lâm nghiệp đã được thành lập để đặt ra các chuẩn mực và chỉ đạo về các vấn đề 1iên quan đến lâm nghiệp. Hội đồng này quản lý trực tiếp 38% rừng của Anh Quốc và có các kế hoạch mở lộng những vùng cây rừng. Các chính quyền địa phương có nhiệm vụ bảo vệ cây và rừng, và việc đốn hạ cây không có giấy phép là vi phạm luật lệ. Hội đồng Lâm nghiệp đã có kế hoạch trồng một khu rừng quốc gia tại vùng trung du nước Anh và 12 khu rừng cộng đồng khác. Hội đồng này đã cấp quỹ cho các cộng đồng địa phương ở Anh, Wales, và Scotland để phát triển những khu rừng hiện hữu. Hội đồng này cũng có những trung tâm nghiên cứu riêng và tài trợ cho việc nghiên cứu rừng ở các trường đại học.