Tài liệu: Nước Nga - Cuộc sống thành thị và nông thôn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày nay, phần lớn người dân Nga sống ở các khu vực đô thị. Dưới thời lãnh đạo của Khrushchev,
Nước Nga - Cuộc sống thành thị và nông thôn

Nội dung

Cuộc sống thành thị và nông thôn

Ngày nay, phần lớn người dân Nga sống ở các khu vực đô thị. Dưới thời lãnh đạo của Khrushchev, ông đã ra lệnh cho phép nhân dân tự do cư trú ở bất kỳ đâu trong cả nước thì người dân đã từ bỏ nông thôn để ra thành phố tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, có nhiều thành phổ phát triển với tốc độ chóng mặt khiến chính phủ phải nỗ lực để cung cấp đủ nhà ở và các điều kiện sống. Ngày nay, đầu tư giảm sút liên tục và nền công nghiệp suy thoái đã có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống ở cả hai khu vực nông thôn lẫn thành thị.

Nền công nghiệp suy thoái

Thành phố phát triển nhanh chóng ở những khu vực tương đối hẻo lánh của Nga, nơi mà các nguồn tài nguyên giàu có đã cung cấp chất đốt cho thời kỳ phát triển công nghiệp tăng vọt trước và sau chiến tranh. Không phải tất cả các ngành công nghiệp đều mang lại hiệu quả, mà một số ngành phải nỗ lực để cạnh tranh toàn cầu kể tự khi Liên Xô tan rã. Đối với những người lao động bị cuốn vào cơn lốc suy thoái kinh tế thì họ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một sổ người phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau hoặc họ phải tự mình trồng lấy lương thực. Những người khác thì mất cả việc làm lẫn nhà cửa.

Cuộc sống thành thị

Phần lớn người dân thành thị sống trong những căn hộ cao tầng và chật hẹp. Điều kiện sống khó khăn diện tích sống trung bình của mỗi người ở Nga là 16,1m2, so với 60m2 ở Mỹ. Những căn hộ rộng hơn thường là nơi ở của các gia đình đớn. Có khoảng 5 triệu rưỡi người dân hiện vẫn sống trong các căn hộ chung (komunalki) chỉ có một phòng chung cho cả gia đình. Bếp và phòng tắm dùng chung với các gia đình khác. Những người Nga giàu có đang tiến hành thu mua những căn hộ như thế này. Họ phá một số komunalki để xây gộp thành căn hộ rộng rãi hơn.

Matxcơva là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới. Chi phí cho thức ăn và quần áo tương đương với nhiều thành phố ở Tây Âu, nhưng lương lại vô cùng thấp. Ví dụ như lương tháng của giáo viên Nga ở vào khoảng 1140 lương trung bình của giáo viên ở Anh.

 

Các bà mẹ trẻ ở khu chung cư cao tầng điển hình của ngoại ô Matxcơva.

Cuộc sống nông thôn

Dưới thời lãnh đạo của Stalin, ông đã đưa ra chính sách tập thể hóa vốn không được người dân ủng hộ, theo đó các trang trại nhỏ bị buộc phải sáp nhập. Chính sách này giúp chính phủ kiểm soát được sự phân bố lương thực khắp đất nước, tuy nhiên, tại các nông trang tập thể, nông trang viên phải lao động vất vả. Họ không được phép rời khỏi vị trí làm việc, họ không được phép thể hiện tính sáng tạo hay hành động theo ý mình, và chịu chấp nhận tiền lương rẻ mạt.

Sau khi Stalin mất, những quy định cấm di chuyển khỏi vị trí làm việc được dỡ bỏ, và chính phủ cố gắng cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ rằng thế là đủ - nghèo đói vẫn còn là vấn đề lớn, bởi thế nông dân đổ xô nhau kéo ra các thành phố.

Trong những năm 1990, khi Liên Xô tan rã, nông dân Nga được cho lựa chọn mua đất mà họ canh tác. Những người có khả năng mua đất đã xây dựng nên những cơ ngơi lớn, và trở thành bộ phận địa chủ nông thôn mới. Đối với những nông dân nghèo, viễn cảnh không mấy khả quan. Nhiều nông trang viên tại các nông trang tập thể cũ đã bị mất đi đặc quyền mà họ đã vẫn được hưởng về nhà ở và giáo dục miễn phí. Nhiều khu nông trang cũ chỉ còn là đống đổ nát, trong khi  đó nghèo đói và mặc cảm bị phân biệt đối xử tăng lên. Điều tra dân số năm 2002 ở Nga cho thấy: 35.000 ngôi làng ở Nga chỉ có nhiều nhất là 10 người sinh sống.

Dân làng đi thu gom cành cây nhỏ làm chổi bán

để phụ thêm vào khoán tiền trợ cấp eo hẹp.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2841-02-633547635904227500/Dan-cu/Cuoc-song-thanh-thi-va-nong-thon.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận