Môi trường và thiên nhiên hoang dã
Nước Nga phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, do nhiều nhân tố lịch sử, kinh tế và chính trị. Tương lai của nước Nga hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết triệt để các vấn đề này. Hiện nay, chất thải công nghiệp đã trở thành thảm họa dẫn đến tình trạng tới 50% nguồn nước của Nga bị ô nhiễm, và sự tồn vong của môi trường sống duy nhất như hồ Baikal trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Nga không có đủ các nguồn lực để giải quyết vấn đề này. Những sáng kiến như hợp tác xuyên quốc gia và đảm bảo an toàn môi trường trong khối Bắc Âu được thông qua năm 2000, trong đó nước Nga đồng ý phối hợp với các quốc gia như Na Uy giảm tình trạng ô nhiễm không khí, là một bước đi đúng đắn. Cần phải có một nỗ lực từ phía chính phủ để tiếp tục duy trì công tác này, tuy nhiên điều này là rất khó. Tổng thống Putin đã thể hiện những nỗ lực của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nga tuy nhiên ông vẫn chưa chứng tỏ được sự ủng hộ toàn tâm toàn ý đối với vấn đề môi trường.
Hồ Baikal
Với bề dày trên 25 triệu năm tuổi, hồ Baikal (“biển thiêng”) là hồ nhiều tuổi nhất thế giới. Nó có hình giống như quả chuối xanh khổng lồ, trải dài qua miền Đông Nam Siberi.
Hồ Baikal dài 636km, rộng 80km, được tạo thành khi hai tấm vỏ trái đất va chạm, tạo ra kẽ nứt sâu 9km. Hơn 25 triệu năm qua, 7km bùn đã được tích tụ lại dưới lòng hồ. Hồ Baikal là hồ sâu nhất thế giới, đạt đến 1.637m tại bờ Tây và chiếm 20% lượng nước ngọt của thế giới. Hơn 300 con sông và nhánh sông đổ vào hồ này. Nhờ có quá trình lọc được tiến hành bởi hàng triệu loài giáp xác, gọi là epishura, nước ở đây đặc biệt trong, có thể nhìn sâu xuống 40m.
Suốt mùa đông, khi nhiệt độ tụt xuống -350C, toàn bộ mặt hồ bị đóng băng. Các mạch nước nóng dưới đáy hồ giải phóng khí o xy vào nước, duy trì sự sống cho mọi vật.
Thời tiết ở Baikal chịu sự điều khiển của vi khí hậu của chính hồ này. Gió, còn gọi là bar-guzin, thổi xuống từ thung lũng sông với tác động của trận cuồng phong, tạo ra những cơn sóng cao đến 6m. Người dân ven hồ có thể chưa bao giờ chứng kiến vì các trận bão thường tan biến đi trước khi đến được bờ hồ.
Hồ Baikai là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài động thực vật khác nhau và rất độc đáo vì hầu như không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Có lẽ cư dân nổi tiếng nhất sống ở hồ Baikal là hải cẩu Baikal, hay còn gọi là nerpa. Đây là loài hải cẩu nước ngọt duy nhất thế giới. Loài hải cẩu Baikal sống dựa vào golomyanka, một loài cá trơn hồng làm thức ăn chủ yếu của chúng. Số lượng hải cẩu gần đây đã giảm do thức ăn của chúng bị ô nhiễm, mặc dù số lượng hải cẩu vẫn giữ ở mức 50.000 con.
Ô nhiễm nước hồ đang là một vấn đề phải đối mặt. Những đạo luật gần đây đã cố gắng để ngăn các nhà máy công nghiệp quanh vùng không xả các chất thải vào hồ.
Hồ Baikal có hy vọng được bảo vệ. Ủy ban Baikal, được thành lập vào năm 1993 để quản lý và kết hợp với những nỗ lực của chính quyền địa phương và liên bang, cũng như các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bảo vệ hồ Baikai, đã tiến hành vận động nhằm mục đích đưa hồ này trở thành một di sản thế giới.