Thảm họa tự nhiên
Hoạt động của núi lửa
Đội phát hiện sự phun trào của núi lửa Kamchatka thường xuyên thông báo bằng vô tuyến về các núi lửa hoạt động trên bán đảo Kamchatka. Khuyến cáo được đăng tải trên Internet, và các quy trình khẩn cấp được thiết lập cẩn thận. Hiện tượng núi lửa phun trào lớn không xảy ra trong vài năm qua, tuy nhiên một số núi lửa, như Karymsky, các đám mây tro bốc lên thường xuyên, cao tới 8.000m.
Động đất và sóng thần
Quần đảo Kuril dễ xảy ra động đất và sóng thần (những con sóng bạc đầu có sức tàn phá lớn do những trận động đất dưới đáy biển). Vỏ trái đất được tạo thành từ một số lớp kiến tạo có thể di chuyển đột ngột. Hai trong số những lớp này thuộc Thái Bình Dương và thuộc Bắc Mỹ nằm bên dưới quần đảo Kuril. Lớp Thái Bình Dương được hút chậm rãi bên dưới lớp Bắc Mỹ và kết quả từ sự di chuyển này, có thể gây ra nhiều trận động đất nghiêm trọng.
Vào lúc 00:23’ sáng ngày 5 tháng 10 năm 1994 đã xảy ra một trận động đất mạnh trên quần đảo này. Trận động đất được đo là ở 8,1 độ Richter (thang bậc từ 1 đến 10 được sử dụng để đo cường độ động đất, trong đó 10 là mức nghiêm trọng nhất). Những vết nứt lớn dài 350m rộng 60m trên mặt đất và những vụ lở đất đổ xuống từ các sườn đồi. Trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của 11 người và làm bị thương 242 người. Đồng thời nó cũng gây ra trận sóng thần mà theo báo cáo cũng làm chết 8 người. Tỷ lệ tử vong sẽ còn tăng lên nếu trận động đất xảy ra vào ban ngày, và nếu nhiều người sống tại khu vực đó.
Hạn hán
Hạn hán xảy ra khi thời tiết nóng, khô kéo dài từ một đến ba năm. Nước Nga chịu ảnh hưởng của một đợt hạn hán vào năm 1998 - 1999 gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Một số khu vực nơi nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt như khu vực sông Volga, đã phải hứng chịu đợt nắng nóng, nhiệt độ lên đến 370C - với nhiệt độ này rất khó khăn khi muốn tưới cho cây trồng một cách hiệu quả. Giai đoạn hạn hán này xảy ra sau một mùa xuân lạnh giá, khắc nghiệt, khi đó một số cây trồng đã bị thiệt hại do đất đóng băng. Mùa màng cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ chính phủ phải kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp về lương thực.
Nạn lụt năm 2002
Nhiều khu vực ở Siberi rất dễ xảy ra lụt bất thường vào mùa xuân. Nhiều dòng sông ở Siberi, như sông Obi, chảy từ miền Nam đến miền Bắc. Chúng thường gây ra lụt lội khi vào mùa xuân băng tan thành nước chảy từ miền Nam ấm áp hơn ngược trở lại sông đã bị đóng băng ở phía Bắc lạnh giá hơn.
Con sông Obi chảy về phía Bắc vào biển Kara, tại đây nó phân thành nhiều nhánh tạo thành các kênh nhỏ được ngăn bằng bùn và phù sa. Vào tháng 6 năm 2002, khu vực này tự biến thành hồ rộng 52km khi nước tràn ra khỏi kênh sông. Lụt lội ảnh hưởng đến các thị trấn và làng mạc kéo dài hàng trăm dặm dọc theo sông. Trong cùng năm đó, lụt lội đã ập đến bờ biển Đen, cướp đi sinh mạng của 55 người. Hầu hết người thiệt mạng đều là cư dân địa phương.