GIÁO DỤC CẤP CAO ĐẠI HỌC VÀ PHI ĐẠI HỌC
Cấu trúc và Thời gian học
Trong giáo dục cấp cao có rất nhiều loại hình cơ sở khác nhau. Việc tổ chức và tuyển sinh khác nhau tùy theo từng loại hình cơ sở và mục tiêu giáo dục. Những cơ sở giáo dục cấp cao bao gồm:
+ Các trường đại học, với các khóa học ngắn ngày (bằng Tú tài + 2 năm) hoặc dài ngày (bằng Tú tài + 3 năm hoặc nhiều hơn).
+ Những trường cao đẳng hoặc học viện công lập hoặc tư thục, cung ứng một nền giáo dục hướng nghiệp dưới sự giám sát của nhiều bộ khác nhau. Những trường này cũng có những khóa ngắn ngày (công nghệ, thương mại hay y tế, v.v...) hoặc dài ngày từ 3 năm trở lên (khoa học chính trị, kỹ thuật, thương mại và quản lý, khoa học thú y, công chứng, kiến trúc, viễn thông và nghệ thuật).
Các khóa học sau Tú tài được cung ứng bởi các trường trung học công nghệ, các cơ sở kỹ thuật cấp cao, theo đó sinh viên sẽ học 2 năm để lấy chứng chỉ kỹ thuật cấp cao. Những khóa học dài ngày được cung ứng bởi các trường đại học cấp cao, có thể và công lập hoặc tư thục. Hầu hết các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo đục Cấp cao công nhận đều có quyền cấp các loại chứng chỉ.
Các cấp độ Đại học
Cách phân chia các cấp độ cũng như các loại chứng chỉ, bằng cấp của Pháp khá phức tạp. Một cách tổng quát, các loại chương trình được sắp xếp như sau:
Giai đoạn thứ nhất
Giai đoạn thứ nhất trong khóa học dài ngày của chương trình đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Sau giai đoạn này sinh viên sẽ được cấp Chứng chỉ Đại học Phổ thông (DEUG), trong đó có ghi rõ ngành đang theo học. Đối với ngành Y khoa, giai đoạn thứ nhất được gọi là PCEM. Các sinh viên muốn vào trường đại học cấp cao cần lấy chứng chỉ Dự bị cho Đại học Cấp cao (CPGE). Trong các học viện đại học chuyên nghiệp, giai đoạn thứ nhất được gọi là DEUP (Chứng chỉ đại học chuyên nghiệp).
Giai đoạn thứ hai
Trong giai đoạn thứ hai, sinh viên học một năm sẽ được cấp chứng chỉ gọi là ‘Licence’, học thêm một năm nữa sẽ được cấp ‘Maitrise’. Đối với các lĩnh vực chuyên môn, những Maitrise sau đây được cấp sau khi đã học 2 năm tiếp theo chương trình DEUG: Maitrise về Khoa học và Kỹ thuật (MST), Maitrise về Phương pháp Thông tin ứng dụng (MIAGE). Bằng Maitristère được cấp sau ba năm học sau khi hoàn tất chương trình DEUG. Trong Y khoa, giai đoạn này (gọi là DCEM) bao gồm 4 năm học tập và thực tập tại bệnh viện. Trong khoa Nha và khoa Dược, sinh viên cần phải học thêm 6 năm để lấy bằng Tiến sĩ Quốc gia Nha khoa hoặc Tiến sĩ Quốc gia Dược khoa.
Ở các trường đại học cấp cao, bằng cấp sẽ được cấp phát cho các ngành Kỹ thuật, Thương mại và các ngành về văn chương sau khi sinh viên hoàn tất 3 năm sau chương trình DEUG, DUT hay CPGE. Văn bằng Ingénieur (bằng cấp về kỹ thuật) được cấp bởi các trường kỹ thuật độc lập hay các trường kỹ thuật gắn liền với các trường đại học, sau khi sinh viên đã hoàn tất chương trình học 5 năm sau bằng Tú tài. Một số trường kỹ thuật tiếp nhận sinh viên qua một kỳ thi tuyển cạnh tranh thường có chương trình 2 năm sau bằng Tú tài (trong trường hợp này việc học sẽ kéo dài tối đa 3 năm), hoặc qua một kỳ kiểm tra trình độ và một buổi phỏng vấn (trong trường hợp này, chương trình sẽ kéo dài 4 hay 5 năm). Những cơ sở giáo dục cấp cao của Thiên chúa giáo, ngoài các chương trình cấp quốc gia còn có chương trình 4 năm hoặc 6 năm theo các chuẩn mực của giáo hội.
Giai đoạn thứ ba
Giai đoạn thứ ba dành cho các môn chuyên ngành và nghiên cứu. Giai đoạn này có hai hệ. Hệ thứ nhất là hệ chuyên nghiệp, học một năm để lấy bằng Chuyên môn Cấp cao (DESS). Hệ thứ hai là hệ Tiến sĩ, học một năm để chuẩn bị cho chương trình Tiến sĩ. Chương trình Tiến sĩ sẽ kéo dài trong 3 hay 4 năm. Sau thời gian này, sinh viên sẽ trình luận án và bảo vệ trước một hội đồng.
Một số các trường về Kỹ thuật, Kinh doanh và Quản lý cấp bằng Maitrise chuyên môn sau 12 tháng học tập. Các kỹ sư có bằng Maitrise có thể học tiếp để lấy bằng Nghiên cứu Công nghệ (DRT). Bằng DRT này được cấp sau khi sinh viên hoàn tất một chương trình từ 18 tháng đến 2 năm, được tiến hành trong môi trường công nghiệp hoặc môi trường khoa học mang tính dịch vụ. Việc hướng dẫn trong giai đoạn này được thực hiện bởi hai giáo viên, một là giáo viên nghiên cứu tại trường, hai là giáo viên đến từ một ngành công nghiệp hay dịch vụ. Trong ngành Y khoa tổng quát, giai đoạn thứ ba sẽ mang đến cho sinh viên bằng Tiến sĩ Quốc gia về Y khoa sau thời gian 2 năm học tiếp sau khi lấy bằng DCEM. Trong ngành Y khoa chuyên ngành, các sinh viên sẽ lấy bằng Quốc gia Chuyên nghiệp (DES) sau thời gian học tập từ 4 đến 5 năm.
Giai đoạn thứ 4
Giai đoạn Tiến sĩ có thể được tiếp nối bởi giai đoạn sau Tiến sĩ, giúp sinh viên nhận văn bằng quốc gia cao nhất, dành cho những người thể hiện được năng lực nghiên cứu khoa học ở cấp cao.
Năm học
Thông thường, năm học bắt đầu từ đầu tháng 6 và kéo dài cho đến cuối tháng 6.
Nhập học
Yêu cầu
Để ghi danh vào các trường đại học, ứng viên phải có bằng Tú tài hay các bằng cấp tương đương hoặc có bằng quốc gia hợp lệ để vào đại học. Để vào các trường đại học cấp cao, ứng viên cũng phải có bằng Tú tài, và tham dự kỳ thi tuyển. Các công dân ở các nước châu Âu phải có các hoại bằng cấp có thể vào đại học ở nước sở tại.
Tuyển sinh
Các trường đại học buộc phải tiếp nhận tất cả những ứng viên có bằng Tú tài ứng viên đăng ký vào các trường đại học cấp cao phải qua một kỳ thi tuyển, và qua sự xét duyệt của hội đồng giáo viên. Việc tuyển sinh vào các trường này mang tính chọn học rất cao. Các cơ sở giáo dục cấp cao khác đều có những tiêu chuẩn và phương pháp tuyển sinh riêng của mình (thi tuyển, xét duyệt, phỏng vấn, v.v...). Các ứng viên trong khối EU cũng chịu chi phối bởi các qui tắc như ứng viên của Pháp, tuy nhiên thủ tục đăng ký thì khác. Các ứng viên này phải qua bộ phận văn hóa của tòa đại sứ Pháp tại nước của họ, và phải trải qua các thủ tục tiền đăng ký, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như:
+ Sinh viên đến Pháp theo một thỏa thuận liên đại học.
+ Sinh viên có học bổng của Pháp hay lột học bổng quốc tế do một cơ sở của Pháp quản lý.
+ Những sinh viên tị nạn chính trị, v.v...
Những sinh viên trong khối EU muốn đăng ký vào các cơ sở đặc biệt khác có chế độ tuyển sinh bằng kỳ thi tuyển phải đăng ký trực tiếp với cơ sở đó. Việc quyết định tuyển sinh tùy thuộc vào cơ sở mà ứng viên đăng ký.
Tuyển sinh vào trường Đại học
Để ghi danh vào các trường đại học, các ứng viên phải có bằng Tú tài Pháp hay bằng cấp tương đương, hoặc qua một kỳ thi tuyển vào năm đầu đại học (DAEU). DAEU là chứng chỉ quốc gia về giáo dục cấp cao được cấp phát từ năm 1994, thay thế cho kỳ thi tuyển đặc biệt vào đại học (ESEU). Chứng chỉ này được cấp sau một năm học và một kỳ thi vừa viết vừa vấn đáp, trong đó đánh giá kiến thức tổng quát và trình độ văn hóa cũng như các phương pháp và kỹ năng cần thiết cho quá trình giáo dục cấp cao tiếp theo của sinh viên. Chứng chỉ DAEU cũng có giá trị tương đương với bằng Tú tài để vào đại học.
Tuy nhiên, ở các học viện đại học như IUT hay IUFM, sinh viên sẽ được tuyển chọn qua thành tích học tập ở trung học và một kỳ phỏng vấn nếu như đã có bằng Tú tài.
Tuyển sinh ở Các trường Đại học Cấp cao
Các trường đại học cấp cao công lập hay tư thục đều tuyển sinh với bằng Tú tài và một kỳ thi tuyển mang tính cạnh tranh rất cao. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, có các khóa học dự bị kéo dài 2 năm nhằm đáp ứng cho các yêu cầu rất cao của kỳ thi tuyển sinh. Các khóa học dự bị này thường do các trường trung học tổ chức, được chia thành 3 dạng:
+ Các lớp học dự bị về kinh tế và thương mại
+ Các lớp học dự bị về văn chương
+ Các lớp học dự bị về khoa học
Kể từ cuộc cải cách năm 1996, các lớp ở năm thứ hai được chia thành 6 ngành: Vật lý (MP, Vật lý và Hóa học (PC), Vật lý và Khoa học Kỹ thuật (PSL), Vật lý và Công nghệ (PT), Công nghệ và Khoa học Công nghiệp (TSI), và Sinh vật, Hóa học, Vật lý và Khoa học Trái đất-(BCPST).
Việc Tuyển sinh Đối với Sinh viên Nước ngoài
Những ứng viên có các bằng cấp của nước ngoài sẽ được cứu xét để quyết định. Quyết định xác nhận tính hợp lệ của các bằng cấp này sẽ do hiệu trưởng của trường đại học hay người đứng đầu của học viện đưa ra trên cơ sở đề xuất của một hội đồng giáo dục.
Ngôn ngữ
Để vào một trường đại học, các sinh viên trong khối EU phải qua một kỳ kiểm tra để chứng tỏ khả năng nói và viết tiếng Pháp của mình. Một số trường hợp ngoại lệ là:
+ Công dân của những quốc gia nơi đó tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.
+ Những sinh viên Đức có chứng chỉ Allg'emelne Hochschulreife (chứng chỉ tổng quát về trình độ giáo dục cấp cao).
+ Những sinh viên có bằng Tú tài Pháp-Đức.
+ Những sinh viên có Chứng chỉ Tiếng Pháp Nâng cao (DALF).
Học phí
Học phí đại học đối với những khóa học cấp bằng quốc gia được ấn định hàng năm bởi một sắc lệnh của một bộ có trách nhiệm về giáo đục cấp cao. Các sinh viên nước ngoài đến từ các nước trong khối EU cũng phải trả học phí này, trừ trường hợp nhận được học bổng của bộ có trách nhiệm về giáo dục cấp cao. Chế độ này cũng áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục cấp cao công lập khác.
Hỗ trợ Tài chính
Các loại Học bổng
Có hai loại học bổng đành cho sinh viên của Pháp và các nước châu Âu: học bổng dựa trên tiêu chuẩn xã hội và học bổng dành cho sinh viên ở giai đoạn thứ ba dựa trên cơ sở học lực và xã hội. Các loại học bổng xã hội được cấp trên cơ sở xem xét thu nhập và chi tiêu của gia đình sinh viên, và trong một số trường hợp dựa trên thu nhập của chính sinh viên đó. Học bổng này áp dụng cho các sinh viên dưới 26 tuổi khi lần đầu đăng ký xin học bổng và đang theo học một chương trình quốc gia hay một chương trình khác đã được công nhận với chế độ toàn thời gian. Các sinh viên ở giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai, cùng với các sinh viên theo các ngành kỹ thuật, y khoa, dược khoa hay sư phạm sẽ bị mất học bổng nếu như phải học lại một phần của chương trình học.
Việc xét cấp Học bổng
Việc xét cấp học bổng dựa trên cơ sở thu nhập của gia đình sinh viên và chế độ toàn thời gian mà sinh đó theo học, hoặc và thành tích học tập của sinh viên. Các sinh viên này phải đang đăng ký ở giai đoạn thứ nhất hoặc thứ hai của trường đại học, hoặc trong các cơ sở giáo dục cấp cao về kỹ thuật, hoặc trong các lớp dự bị cho trường đại học cấp cao. Sinh viên đăng ký học bổng phải dưới 26 tuổi trong lúc bắt đầu chương trình học và sẽ được bảo lưu học bổng đến năm học sau. Các học bổng đại học được cấp phát bởi các trường đại học cho các sinh viên ở giai đoạn thứ ba.
Các loại hình Trường Đại học
Ở Pháp có trên 80 trường đại học, cùng với 3 học viện bách khoa quốc gia (INP). Những cơ sở này có các chương trình về khoa học, văn hóa và giáo dục dạy nghề với nhiều chuyên ngành khác nhau. Những cơ sở này cũng có thể được phân loại theo dạng các trường và học viện được thành lập theo sắc lệnh của nhà nước và các phân khoa nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và các trung tâm thành lập theo quyết định của ban giám hiệu trường đại học. Mỗi bộ phận của trường đại học đều có các quy tắc và cấu trúc riêng. Các học viện đại học công nghệ (IUT, thành lập năm 1966) được gắn với các trường đại học, cũng giống như các học viện sư phạm (IUFM, thành lập năm 1989) và các học viện đại học dạy nghề (IUP, thành lập năm 1991).
+ Các Học viện hoặc các Trường Giáo dục Cấp cao của Nhà nước.
Có rất nhiều loại hình khác nhau các cơ sở này, thuộc trách nhiệm của nhiều bộ khác nhau. Trong số này có:
- Các trường đại học cấp cao về khoa học, trực thuộc Bộ Giáo dục Cấp cao và Nghiên cứu (Chẳng hạn như 'Đại học Trung tâm về Nghệ thuật và Sản xuất', 'Đại học Trung tâm Lyon', Đại học Cấp cao Quốc gia về Nghệ thuật và Công nghiệp Vải sợi', 'Đại học Cấp cao Quốc gia về Nghệ thuật và Chuyên nghiệp).
- Bốn trường đại học tiêu chuẩn cấp cao tại Paris, Fontenay/Saint- Lyons và Cachan.
- 14 học viện quan trọng như Trường Thực hành Cấp cao, Trường Nghiên cứu Cấp cao về Khoa học Xã hội, và Học viện Vật lý Toàn cầu.
- Những trường kỹ thuật quốc gia như 'Đại học Mỏ' và 'Đại học Quốc gia Ponts và Chaussees' (chuyên ngành kỹ thuật dân dụng).
- Các trường quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng, bao gồm các trường về quân đội, hải quân và không quân, chẳng hạn như 'Đại học Bách khoa', 'Đại học Quân đội Đặc biệt Saint-Cyr', 'Đại học Hải quân', 'Đại học Không quân Provence', v.v…
- Đại học Quản trị Quốc gia, là trường giáo dục cấp cao về quản trị, trực thuộc trực tiếp thủ tướng chính phủ.
- Các học viện giáo dục cấp cao về nông nghiệp, trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Các cơ sở này gồm có Học viện Nông nghiệp Quốc gia Paris-Grignon, và các học viện nông nghiệp quốc gia cao cấp, cùng với một số học viện chuyên ngành cho các lĩnh vực nông nghiệp.
- Các trường thú y quốc gia.
- Các học viện giáo dục cấp cao về nghệ thuật (các trường nghệ thuật, các trường nhạc quốc gia, Đại học Cao cấp Quốc gia Thẩm mỹ - Nghệ thuật, Đại học Louvre, Trường Di sản.Quốc gia, v.v...).
- Các trường về kiến trúc, trực thuộc Bộ Văn hóa.
+ Các Trường hoặc Học viện Tư thục về Giáo dục Cấp cao
Những cơ sở này bao gồm:
- Các trường kỹ thuật.
- Các trường đại học cấp cao về thương mại và quản lý, chẳng hạn như 'Đại học Cấp cao về Thương mại', 'Đại học Cấp cao về Khoa học Kinh tế và Thương mại', 'Đại học Cấp cao Thương mại Paris', 'Đại học Cấp cao Thương mại Lyon'. Có 22 đại học cấp cao về thương mại, 23 đại học cấp cao về khoa học thương mại.
- Các học viện Thiên chúa giáo. Đây là những cơ sở tư thục được Bộ Giáo dục Cấp cao công nhận. Có 5 học viện dạng này ở Paris, Lille, Lyons, Angers và Toulouse.