Tài liệu: Nước Pháp - Hệ thống giáo dục của Pháp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cưỡng bách giáo dục ở Pháp được thực hiện với các đối tượng từ 6 tuổi đến16 tuổi, và yêu cầu bao trùm hai cấp là cấp Tiểu học và cấp Trung học Cơ sở.
Nước Pháp - Hệ thống giáo dục của Pháp

Nội dung

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA PHÁP

CƯỠNG BÁCH GIÁO DỤC: TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

Cấu trúc và Thời gian học

Cưỡng bách giáo dục ở Pháp được thực hiện với các đối tượng từ 6 tuổi đến16 tuổi, và yêu cầu bao trùm hai cấp là cấp Tiểu học và cấp Trung học Cơ sở.

Thông thường, trẻ rời khỏi cấp Trung học Cơ sở ở độ tuổi 15, đo đó chúng phải tiếp tục học thêm ít nhất một năm nữa để đáp ứng yêu cầu về cưỡng bách giáo dục. Thường thì những học sinh này sẽ học tiếp ở một trường trung học phổ thông hoặc một trường công nghệ hay một trường dạy nghề.

Giáo dục Tiểu học kéo dài trong thời gian 5 năm, với độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Chương trình này chia làm hai giai đoạn: giai đoạn căn bản vốn đã được bắt đầu từ thời gian cuối của trường mẫu giáo và tiếp tục thêm 2 năm nữa ở trường tiểu học; giai đoạn củng cố bao gồm 3 năm tiếp theo.

Giáo dục ở cấp Trung học Cơ sở kéo dài trong 4 năm, từ lớp thứ 6 đến lớp thứ 3 (cách tính lớp của Pháp theo chiều ngược, từ số lớn đến số nhỏ), dành cho các trẻ từ 11 đến 15 tuổi Cấp học này được chia làm 3 giai đoạn: lớp thứ 6 là giai đoạn thích nghi; lớp thứ 5 và lớp thứ 4 là giai đoạn trung tâm; lớp thứ 3 là giai đoạn chuyên môn.

Năm học

Năm học ở Pháp trường bắt đầu vào đầu tháng 9 và kéo dài trung 36 tuần.

Nhập học

Yêu cầu

Việc vào học ở Tiểu học là cưỡng bách đối với tất cả các trẻ 6 tuổi. Theo qui luật, các phụ huynh phải đăng ký cho con em mình vào một trường trong khu vực chúng cư ngụ, nhưng đôi khi cũng có những ngoại lệ. Tất cả các học sinh sau khi hoàn tất giai đoạn củng cố tại trường Tiểu học đều được nhận vào trường Trung học Cơ sở, với độ tuổi tối đa và 12 tuổi.

Học phí

Tất cả các học sinh trong độ tuổi cường bách giáo dục đều được học miễn phí. Chi phí về sách vở và giáo cụ được đài thọ bởi thành phố đối với cấp Tiểu học, và bởi hội đồng quản hạt đối với cấp Trung học Cơ sở.

Ngôn ngữ

Việc dạy một ngoại ngữ trong hai năm cuối của giai đoạn củng cố ở trường Tiểu học đã được thực hiện ở một số trường với tính cách thử nghiệm kể từ năm 1989. Từ năm 1995 các giáo viên có thể tự nguyện giảng dạy ngoại ngữ hàng ngày trong một thời gian ngắn cho các học sinh Tiểu học (năm cuối của giai đoạn căn bản và năm đầu của giai đoạn củng cố).

Ở trường Trung học Cơ sở, việc học ngoại ngữ thứ nhất là bắt buộc kể từ lớp thứ 6. Và từ năm 1998, việc học ngoại ngữ thứ hai cũng trở thành bắt buộc kể từ lớp thứ 4.

Đánh giá Học lực

Cấp Tiểu học

Mỗi học sinh có một sổ liên lạc để thông tin đến cho phụ huynh những đề nghị của hội đồng nhà trường về việc chuyển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao hơn và những quyết định cuối cùng của hội đồng này. Dựa vào thành tích học tập, học sinh đó có thể lưu ban hoặc được lên lớp.

Cấp Trung học Cơ sở

Điểm số của học sinh được ghi trong phiếu liên lạc gửi đến các phụ huynh. Chỉ có kết quả học tập của lớp thứ 4 và lớp thứ 3 là được ghi vào học bạ để xét cấp chứng chỉ quốc gia.

Chứng chỉ

Cấp Tiểu học

Những học sinh sau khi đã hoàn tất chương trình của nhà trường đều được đề xuất vào lớp đầu tiên của trường Trung học. Không có kỳ thi cuối năm hay cuối cấp, và những học sinh này đều có quyền vào học lớp thứ 6 của cấp Trung học Cơ sở.

Cấp Trung học Cơ sở

Ở cuối lớp thứ 3 các học sinh sẽ dự kỳ thi quốc gia, và nếu đậu sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia. Việc cấp chứng chỉ này dựa trên kết quả kỳ thi và thành tích học tập ở lớp thứ 4 và lớp thứ 3.

Hỗ trợ Tài chính

Hỗ trợ tài chính của nhà nước có hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Việc trợ cấp trực tiếp được thực hiện ngay từ năm đầu đối với các trẻ trong độ tuổi cưởng bách giáo dục từ 6 đến 16 tuổi, dựa trên cơ sở thu nhập của gia đình học sinh. Ngoài ra còn có hỗ trợ cho việc di chuyển của học sinh đến trường. Hỗ trợ gián tiếp được cấp phát dưới hình thức sách vở và giáo cụ. Đôi khi thành phố cũng cung cấp một số học bổng để tài trợ cho học sinh trong quá trình học tập.

Việc Xếp lớp

Mỗi năm học có 3 học kỳ. Vào cuối mỗi học kỳ, một 'hội đồng lớp học' được tổ chức. Hội đồng này bao gồm các giáo viên, hai đại biểu học sinh (trừ cấp tiểu học), đại biểu phụ huynh, và một vị đại diện quản trị (hiệu trưởng hoặc hiệu phó). Giáo viên sẽ tường thuật ngắn gọn về tình hình lớp học. Ở một số trường công lập, việc báo cáo tình hình này bao gồm cả việc xếp hạng từng nhóm trong lớp. Hầu hết thời gian của buổi họp sẽ dành cho việc thảo luận về những học sinh gặp khó khăn trong học tập. Những nhận xét đưa ra trong buổi họp này có thể được ghi vào thẻ báo cáo. Thẻ báo cáo này sẽ được gởi đi khoảng 1 tuần sau cuộc họp.

Cuộc họp này cũng là một diễn đàn trong đó các đại biểu học sinh và đại biểu phụ huynh (được bầu ra vào đầu năm học) có thể phát biểu những mối quan tâm của mình. Nếu như hội đồng tỏ ra quan ngại về tình hình học tập của một học sinh nào đó thì phụ huynh của học sinh đó phải gặp ngay giáo viên phụ trách để tìm cách cải thiện tình hình này.

Tình hình học sinh ở lại lớp ở Pháp không được coi như là một biện pháp căng thẳng như đối với một số nước khác. Nói chung, các trường công lập đều quan niệm rằng để cho một học sinh yếu lưu ban là có ích cho học sinh đó hơn là cho lên lớp. Ngoài ra, chương trình của Pháp cũng rất cô đọng, trong đó Toán và Khoa học là các môn được đặt trọng tâm. Đây là lý do tại sao các học sinh và phụ huynh đều ít nhiều đồng tình với biện pháp lưu ban. Có khoảng 30% học sinh của Pháp lưu ban ít nhất một lần trong đời học sinh của mình.

Ở các trường tiểu học, phụ huynh có quyền có tiếng nói cuối cùng về quyết định cho con em mình lưu ban hay lên lớp. Nhưng không phải tất cả các trường tiểu học đều theo quy tắc này. Ở các trường trung học cơ sở, nếu như phụ huynh và nhà trường mâu thuẫn với nhau về vấn đề này, họ có thể tìm đến một vị hội thẩm quản trị để giải quyết. Tuy nhiên có những lớp học sinh không thể lên lớp theo sự thương lượng. Đó là những năm quan trọng, và nếu giáo viên đã quyết định cho học sinh lưu bàn, phụ huynh khó lòng cưỡng lại quyết định này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2081-02-633492236780156250/Giao-duc/He-thong-giao-duc-cua-Phap.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận