SÂN KHẤU CỦA PHÁP
Vị trí chính trị của Pháp như và một nước cường thịnh ở châu Âu vào thời kỳ vua Louis XIV đã phản ánh trong vượt trội của văn học Pháp vào thế kỷ 17. Thời kỳ hoàng kim của văn học này cũng hình thành một nền móng sự giáo dục tự do ở Pháp. Thời kỳ này thể hiện một khuynh hướng nhắm vào sự củng cố quyền lực của vương triều và những ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. Năm 1635 Cardinal Richelieu đã thành lập Hàn lâm viện Pháp, với mục đích quy định cho ngôn ngữ và văn học của nước này.
Những nhà soạn kịch vĩ đại nhất của Pháp đã nổi lên trong thời kỳ này. Pierre Comeil1e, với tác phẩm bi kịch bậc thầy Le Cid (1637), đã bi kịch hóa sự xung đột giữa bổn phận và ước muốn. Ông đã viết trên 30 vở kịch, hầu hết chịu ảnh hưởng của Aristote. Sự nổi tiếng của ông chỉ có Jean Racine là có thể vượt qua, với phong cách đơn giản và những nhân vật cũng như kết cấu hiện thực của vở kịch. Những vở Andoromache (1667) và Phaedru (1677) đã thể hiện một thế giới của những khát vọng dã man dưới lốt của thơ ca tao nhã. Trong phạm vi hài kịch, Mol1ère đã đi từ khía cạnh khôi hài đến những khám phá sắc sảo nhất về xã hội, tâm lý và các câu hỏi siêu hình. Ông đã tạo ra một dòng kịch mà cho đến ngày nay xem ra vẫn còn mới mẻ như lúc chúng mới ra đời lúc đó. Trong số những tác phẩm bậc thầy của ông có vở Tartuffe (Người Giả nhân Giả nghĩa) và The Misanthrope (Kẻ Ghét Người).
Trong thế kỷ tiếp theo, những vở kịch sống động của Pierre de Marivaux đã gợi cảm hứng cho phong cách mà theo đó những yếu tố tế nhị về tâm lý trong tình yêu đã được tác giả mô tả tỉ mỉ. Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, Beaumarchais đã chiếm lĩnh sân khấu với những vở Hài kịch nổi tiếng như The Barber of Seville (Người Thợ cạo của Seville) và The Marriage of Figam (Đám cưới Figaro), trong đó còn bày tỏ những ý tưởng nổi loạn một cách tế nhị.
Sân khấu của Pháp vào thế kỷ 19 đầu tiên đã chịu ảnh hưởng nhiều của những vở kịch của Victol Hugo, với vở Hemani (1830) đã giải phóng các tác giả khỏi truyền thống bị giam hãm trước đây và những vở kịch của Alexandre Dumas Cha. Những vở này được tiếp nối bởi nhiều vở kịch được viết rất kỹ của Eugène Scribe, Victorien Sardou và Alexandre Dumas Con, là những người cũng bảo vệ cho các luận điểm xã hội.
Sân khấu của Pháp đã minh họa cho cuộc cách mạng văn học sâu rộng tại đây kể từ ngày ra đời vở Cyrano de Bergerac (1897) của Edmond Rostand. Những vở kịch thơ của Jean Giraudoux, đặc biệt là vở Madwoman of Chaillot (Người Đàn bà Điên của Chaillot), đã cuốn hút khán giả thời hậu chiến, cũng giống như những tác phẩm của Jean Anouilh, có vở thì điểm những nụ cười tươi, có vở lại mang nét tàn nhẫn. Nhưng với vở The Bald Soprano (Ca sĩ Hói đầu) của Eugène lonesco, một nền kịch nghệ mới mẻ đã xuất hiện, đánh dấu sự chấm dứt với quá khứ. Samuel Beckett đã minh họa cho cả sức mạnh lẫn những hạn chế của sân khấu mới này trong các tác phẩm Waiting for Godot (1954) và Endgame (1957). Trong hai vở kịch này, từ cách dựng cảnh, nhân vật cho đến ngôn ngữ đều tan ra trong một sự trống rỗng khủng khiếp.
Những vở kịch của Jean Genet, như các vở The Balony (1956) và The Blacks (1958) cũng nhắm vào sự phá hoại, nhưng với một cách thức toàn diện hơn và mang tính sân khấu nhiều hơn. Tuy tất cả những vở kịch đó mang tính gây cản trở và làm trì trệ người ta không thể nghi ngờ về việc chúng đã tỏa sáng cho những điều băn khoăn ảm đạm của thời đại đó. Trên hết, chúng đã chứng tỏ sức sống và sự độc đáo trường tồn của nền văn học Pháp và khẳng định vai trò tiên phong của mình.