Tài liệu: Nước Pháp - Âm nhạc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Những năm sơ khai của âm nhạc Pháp có thể tính từ thời kỳ của những bài thánh ca Gregory vào thế kỷ thứ 12, do các tu sĩ trong các nhà thờ hát khắp nơi trong nước. Những
Nước Pháp - Âm nhạc

Nội dung

ÂM NHẠC

            Những năm sơ khai của âm nhạc Pháp có thể tính từ thời kỳ của những bài thánh ca Gregory vào thế kỷ thứ 12, do các tu sĩ trong các nhà thờ hát khắp nơi trong nước. Những mốc đáng chú ý khác và những bài hát balat của những người hát rong vào thế kỷ thứ 13, những bài hát quần chúng thời Phục hưng của Josquin den Prez, những bài ô-pê-ra xa xỉ dành cho cung đình Velsail1es của Jean-Baptise Luiiy, và những bài fuga dành cho đàn ống của Jean-Philippe Rameau. Dưới triều đại kinh hoàng của Robespierre, người ta tập trung vào những giai điệu của âm nhạc cách mạng, chẳng hạn như bài War Song of the Army of the Rhine (Bài Ca Chiến Đấu Của Đội Quân Sông Rhine). Được soạn ra để tập hợp lực lượng của Pháp chiến đấu chống quân Phổ, bài hát La  Marseillaise (Người Marseil1e), được những người tiên phong ở Marseiile sùng bái, và đã trở thành quốc ca của Pháp vào năm 1795.

            Paris đã trở thành trung tâm ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu vào thế kỷ 19. Với sự nổi lên của tầng lớp trung lưu trong nửa đầu thế kỷ 19, đã có những cuộc biểu diễn của những dàn đại ô-pêla, hay đơn giản hơn là những dàn ca kịch hài. Những phong cách này sau đó đã trộn lẫn và lên tới cao điểm ở thể loại ô-pê-ra trữ tình lãng mạn, một dạng kết hợp giữa nhạc Ria cao vút với bi kịch, được thể hiện rõ nét nhất trong bài Carmen của Georges Bizet. Paris cũng trở thành trung tâm cho các nhà soạn nhạc lãng mạn của nước ngoài, trong đó có Frédélic Cho pin, Franz Liszt và Fél1x Mendelssohn. Âm nhạc vào buổi giao thời sang thế kỷ 20 đã bắt đầu một thời kỳ mới. Ciaude Débussy, với một phong cách gọi là trường phái ấn tượng, đã sử dụng những âm sắc và những gam nhạc phi truyền thống trong tác phẩm Prelude to the Afternoon of a Fawn (Khúc Nhạc Dạo cho Một Buổi Chiều của Một Chú Nai). Erik Satie đã sáng tác theo một phong cách châm biếm, phản ủy mị, tương phản hẳn với những cách của Débussy. Còn Ravel thì sử đụng tiết tấu Tây Ban Nha, phản hẳn lại với gốc gác Basque (Tây Nam Pháp) của ông trong tác phẩm nổi tiếng Boléro (1928). Âm nhạc của Igor Stravinsky, với bài ba-lê The Rite of  Spring (Nghi thức Mùa Xuân) đã tạo ra một sự náo động trong buổi diễn đầu tiên tại nhà hát Champs-Elysés.

            Nhạc Jazz và Các trò Múa hát trong Hộp đêm

            Pháp đã tiếp nhận nhạc jazz và nhận ra được giá trị nghệ thuật của nó còn sớm hơn cả Mỹ. Ca sĩ nhạc jazz Josepine Baker đã rời Mỹ để đến Paris vào năm 1925, nhận ra rằng người Pháp chấp nhận loại nhạc này còn hơn ở quê nhà của cô Nhạc Cabaret là loại nhạc mua vui trong các tiệm ăn, hộp đêm, đã trở thành đại chúng vào thập kỷ 1930, đã trở nên nổi tiếng qua giọng ca nổi bật của Edith Piaf trong các bài balat La Via en Ro se (Cuộc sung trong Hoa hồng) và bài Non, je ne regrette ren (Không, Tôi Chẳng hề Ân hận). Trong thập kỷ này, những nhạc sĩ Pháp bắt chước theo những điệu nhạc swing mà họ nghe của Louis Almstrong, nhưng đến năm 1934 những nhạc sĩ của câu lạc bộ Hot như tay đàn violon Stéphane Grapelli và tay đàn guita Django Reinharđt đã có những sự đổi mới sáng tạo. Sau Thế chiến Thứ II, một làn sóng những nhạc sĩ của Mỹ đã đến Paris. Một đại hội nhạc jazz đã được tổ chức tại đây vào năm 1949.

            Vào cuối thập kỷ 1950 và 1960, Pháp bắt đầu du nhập nhạc rock của Mỹ. Thần tượng thiếu niên Johnny Hallyday đã bước lên sân khấu, và ca sĩ hướng về tuổi trẻ Saiut les Copains đã trở thành sự say mê của công chúng lúc đó. Âm nhạc lúc này được chia thành hai nhóm, một là loại âm nhạc chơi trên radio, và hai là loại nhạc điện tử bao trùm ở các câu lạc bộ khiêu vũ. Âm nhạc trên radio bao gồm những bản nhạc thu âm như Notre Dam de Paris (Nhà Thờ Đức Bà Paris) và Romeo and ]uliet (Romeo và Juliet), cùng với các nghệ sĩ solo như Céline Diễn và La ra Fabien. Những nghệ sĩ hát nhạc hip-hop và nhạc rạp thì có Nique Ta Mère, MC Solaar, và Lunatic. Âm nhạc thế giới cũng tràn ngập ở pháp, đến từ Bắc Phi, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh và Tây ấn Độ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2079-02-633492137467187500/Van-hoa---Xa-hoi/Am-nhac.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận