VĂN CHƯƠNG VÀ TRIẾT HỌC
Thời Trung cổ và Thời Phục hưng Thời kỳ Trung cổ ở Pháp đã có những tác phẩm văn chương ngoại hạng, bắt đầu từ thế kỷ 12 với những câu chuyện được viết bằng văn vần kể lại những cuộc chinh phục và những cuộc viễn chinh chữ thập vào thế kỷ thứ 8. Giới quý tộc thường thức những áng văn chương tao nhã về tinh thần hiệp sĩ hay những mối tình thanh lịch, chẳng hạn như tác phẩm Lais (những bài hát kể chuyện) của Marie de France, và những tiểu thuyết của Chrétien de Troyes.. Trong thế kỷ thứ 13 có những câu chuyện trào phúng phổ thông gọi là fabliau, với những chuyện tiếu lâm về các ông chồng bị cắm sừng, những bà vợ thô lỗ và những nông dân lanh lợi. Thế kỷ thứ 14 và 15 có những tác phẩm của nhà văn theo thuyết nam nữ bình quyền Christine de Pi san và những bài ca ba-lát của Francois Viiion.
Những tác phẩm văn học của thời kỳ Phục hưng đã thách thức những khái niệm về tình yêu tao nhã và những tư tướng Cơ đốc giáo. Tác phẩm Héptaméron (1549) của Marguerite de Navarle sử dụng những câu chuyện về những người hành hương để khám phá những ý tưởng đổi mới của chủ nghĩa nhân đạo. Những luận thuyết của nhà khoa học nhân văn John Calvin đã chỉ trích nhà thờ Thiên chúa giáo và mở đường cho cuộc cải cách bất hạnh của đạo Tin lành tại Pháp. Tác phẩm tuyệt vời Garg'antua anh Pantagruel của Francois Rabeiais đã khám phá thế giới bằng trí tưởng tượng từ cái nhìn của những người khổng lồ Tác phẩm Essais (1595) của Mi chelde Montaigne đã vượt qua biên giới của những tưởng tri thức cá nhân.
Chủ nghĩa Duy lý và Thời đại ánh sáng
Học viện Pháp được thành lập năm 1635 để chỉnh đốn và soạn ra các điều lệ cho văn học và ngôn ngữ Pháp. Những triết gia Pháp đã phản ứng với đối mơ mộng yếu đuối của các nhà theo chủ nghĩa nhân văn bằng Chủ nghĩa Duy lý, một trường phái tư tưởng bênh vực cho lô-gíc và trật tự. Trong tác phẩm Discourse on Method (Phương Pháp Luận) xuất bản năm 1637, René Descartes đã chứng tỏ sự hiện hữu của mình với sự suy luận lôi cuốn ''Tôi tư duy, như vậy có nghĩa là tôi tồn tại''.
Blaise Pascal đã tiêu phí một thời trai trẻ để phát minh ra máy tính cơ và khoa học về xác suất. Sau đó ông trở thành người tận hiến cho giáo phái Gian-xen, một phong trào cải cách của Thiên chúa giáo vốn chỉ trích sự trần tục của nhà thờ dòng Tên. Tác phẩm Fables (Truyện Ngụ Ngôn) của La Fontaine và tác phẩm Fairy Tales of Mother Goose (Những Truyện Thần tiên của Ngỗng mẹ) (1697) đã khám phá cái đúng và cái sai với một phong cách sư phạm hơn. Moiière, nhà viết hài kịch của thời đại, đã chế nhạo tính tự phụ, khoe khoang của thời đại ông, và các diễn viên của ông đã thành lập Nhà hát Hài kịch Pháp vĩ đại.
Thời đại ánh sáng ở Pháp bắt đầu với những tiến bộ về khoa học và nhắm vào việc quảng bá cho lẽ phải và dòng khoan dung trong một thế giới lạc hậu với những niềm tin mù quáng. Quyển Encylopédie (Bách khoa Toàn thư) của Denis Diderot có tham vọng ghi nhận lại toàn bộ kiến thức của loài người. Voltaire trở nên nổi tiếng với tác phẩm trào phúng Candide (1758). Tác phẩm Contèssions (1769) của Jean- Jacques Rousseau đã chỉ dẫn cho người đọc hãy xóa bỏ xã hội hơn là duy trì một thế giới mục nát.
Chủ nghĩa Lãng mạn và Chủ nghĩa Hiện thực
Thế kỷ thứ 19 chứng kiến một sự phản ứng đối với sự hợp lý của phong trào ánh sáng. Những quan niệm của chủ nghĩa Lãng mạn đầu tiên thống trị ở Anh và Đức là ở Pháp. Francois-Ren de Chateaubriand đã truyền được cảm hứng cho mọi người qua quyển tiểu thuyết Attala (1801) qua kinh nghiệm tiếp xúc với những người Mỹ bản xứ tại thác Niagara. Nhà văn xuất sắc Madame de Staei đã phản ánh sự bất công của người phụ nữ tài năng trong một thế giới sô-vanh trong tác phẩm Delphine (1802). Rồi sau đó đến Stendal với tác phẩm Le Rouge ét le Nolr (Đỏ và Đen), Baizac với La Comédie Humalne (Hài kịch về Con người). Nhưng Victor Hugo đã thống trị thời kỳ Lãng mạn với việc xuất bản cuốn The Hunchback of Notre Dam (Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris) năm 1831.
Cùng năm đó, cô gái trẻ Aurore Dupin đã lấy bút danh và George Sang và xuất bản nhiều quyển tiểu thuyết lên án những tục lệ xã hội của những người theo chủ nghĩa sô-vanh. Nhân vật nữ của Gustave Flaubert trong cuốn Madame Bolary (Bà Bovary - 1856) đã bác bỏ cuộc sống tỉnh lẻ với những mơ mộng lãng mạn trong quyển tiểu thuyết hiện thực nổi tiếng này. Do việc khích động những sự lăng mạ về đạo đức trong những lời phê bình của mình, Flaubert đã bị kết án về tội vi phạm đạo đức và khó khăn lắm mới được tha bổng vào năm 1857. Charles Baudeiaire không được may mắn như vậy và đã bị phạt 50 Franc. Nhà thơ này nổi tiếng là khiêu dâm, nhưng tác phẩm Flowers of Evil (Những Bông Hoa Tội Lỗi - 1861) đến nay được coi như tác phẩm để lại ảnh hưởng nhiều nhất trong nền thơ ca của Pháp vào thế kỷ 19.
Nền Văn học cho đến Thế chiến Thứ II
Giống như Chủ nghĩa ấn tượng trong nghệ thuật, Chủ nghĩa Tượng trưng trong văn học đã phản ứng với những qui ước sáo mòn và sử dụng những kỹ thuật mới để nấm bắt những khoảnh khắc của sự nhận thức. Dẫn đầu bởi Stéphane Mal1armé, Panl Verlaine và Arthur Rimbaud, phong trào này đã có công sáng tạo một nền thơ mới hiện đại. Sự suy đồi của xã hội được kết hợp với câu hỏi về bản chất của thời gian, ký ức và tình yêu trong tác phẩm Rememberance of Things Past (Ký ức Về Những Điều Đã Qua) của Marcel Proust. Việc miêu tả về tình dục đồng giới của ông có thể sánh với cuốn tiểu thuyết L' Immoraliste (Suy Suy Đồi) của André Gide và việc miêu tả các hộp đêm của của Colette trong cuốn Le pur et l' impur (Sự Thuần Khiết và Không Thuần Khiết). Trong khi đó nhà thơ tiên phong Guil1aume Apo11inaire xuất bản cuốn Calllgrammes (1918), trong đó ông viết nên những vần thơ trực quan để tạo ra những hình ảnh trên trang giấy. Tình trạng vô chính phủ của nghệ thuật Dada đã được thể hiện trong những vần thơ hỗn độn không mạch lạc của Tristan Tzara. Jean-Paul Sartre đã chiếm ưu thế trong giới trí thức trong những năm sau Thế chiến Thứ II. Thuyết Hiện sinh của ông ta cho rằng cuộc sống bản thân của nó là vô nghĩa, chỉ khi nào người ta cống hiến bản thân mình cho một động cơ nào đó thì khi đó sự tồn tại mới có mục đích rõ ràng. Trong khi Sartre làm trong cơ quan kiểm duyệt của Paris bị chiếm đóng thì nhà văn sinh tại Algeri là Aibert Camus làm chủ bút tờ báo kháng chiến Combat. Ông đã tạo được tiếng tăm cho mình qua tác phẩm đầu tay The Outsider (Người Ngoài Cuộc - 1942).
Thuyết Nam nữ Bình quyền và Phong trào Văn học Châu Phi
Người theo thuyết hiện sinh và thuyết nam nữ bình quyền là Simone de Beauvoir đã tạo ra những làn sóng với quyển The Second Sex (1949), một tiểu luận tấn công vào những thần thoại về phái nữ. Câu phát biểu nổi tiếng ''Một người không sinh ra, nhưng đã trở thành đàn bà'' đã khơi dậy một làn sóng thứ hai trong phong trào nam nữ bình quyền vào những thập niên 1950, 1960 và 1970. Đến lượt những nhà văn như Marguerite Duras (The Lover), Hélène Cixous (The Laugh of the Medusa) và Luce lrigaray (This Sex Which is Not One) đã dấy lên những phong trào nam nữ bình quyền ở Pháp và hải ngoại. Việc thành lập nhà xuất bản Den Femmes vào thập kỷ 1970 đã bảo đảm cho những phụ nữ Pháp tiếp tục bộc lộ về họ trên sách báo.
Qua suýt thế kỷ 20, việc khai thác thuộc địa của Pháp đã bị lên án mạnh mẽ bởi những nhà văn ở Antil1es, Hai ti, Québec, vùng Maghreb (Algeri, Tunisi, Ma Rốc) và Tây Phi (Senegal, Mali, Bờ biển Ngà, Cong và Cameroon). Với sự hình thành phong trào Da đen trong thập kỷ 1920 do những nhà trí thức như Ai mé Césaire (Martinique) và Léopold Sédar Senghor (Senegal), nền văn học viết bằng tiếng Pháp bắt đầu hưng thịnh. Những tác phẩm của họ, cùng với việc thành lập tờ báo Présence Aficaine đã gây cảm hứng cho nhiều thế hệ trí thức sử dụng tiếng Pháp ở cả hai phía của Đại Tây Dương. Sự nhập cư của những người Bắc Phi vào Pháp trong thập kỷ 1980 và 1990 đã có một tác động sâu rộng đến ngôn ngữ, văn hóa và chính trị của Pháp.