KIẾN TRÚC
Kiến trúc Thời cổ
Từ lâu trước khi xuất hiện nền văn minh Hy Lạp và La Mã tại Pháp, người Pháp đã xây dựng những tòa nhà đầy ấn tượng của mình. Những bức tranh tường thời tiền sử và những công trình đồ sộ bằng đá đã chứng minh cho sự tồn tại của những con người cổ xưa ở Pháp. Tuy nhiên những công trình của người Gaul đến nay không còn nữa, vì những di sản của họ đã bị quân La Mã chiếm đóng phá hủy toàn bộ. Những di sản để lại của La Mã là rõ nét nhất ở Provence, trong nhà hát ở Orange và trong trường đấu và thánh đường ở Nimes. Gần đó, những khung tò vò của cống dẫn nước Pont du Gard hàng ngày đưa đến hơn 100 triệu lít nước cho nhân dân ở Nimes.
Những Nhà thờ Thời Trung cổ
Phong cách Tây phương rõ nét nhất đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 9, khi những nghệ sĩ dưới sự bảo trợ của Charlemagne đã kết hợp những yếu tố của những di sản cổ điển với những yếu tố của rợ phương Bắc để hình thành một hình thức nghệ thuật mang tính biểu tượng rất cao. Nhà thờ Carolingian ở Gerlnigny-Des-Près có bức khảm La Mã trong nhà nguyện. Tính chất truyền cảm về tôn giáo tương tự như vậy đã được thể hiện trong những nhà thờ của Pháp vào thế kỷ 11 và 12. ĐƯỢC gọi và kiểu kiến trúc Rô-man, với đặc điểm và những vòm tròn và vòm hình thùng rượu, nét đẹp của nó mang một hình thái hùng vĩ một cách đơn giản. Những nhà thờ này, giống như nhà thờ Basil1que St-Sernin ở Toulouse và nhà thờ Basil1que Ste-Madeleine ở Vézelay, được thiết kế để có thể chứa một lượng lớn những người đi lễ và người hành hương.
Kiểu kiến trúc có đặc điểm của cuối thời kỳ Trung cổ được gọi là phong cách Gô-tích. Kiến trúc Gô-tích áp dụng một hệ thống vòm theo đó sức nặng được phân bố ra phía ngoài. Giàn chống của tòa nhà (những phần chống đỡ bằng đá nhô ra chung quanh nhà thờ) đã đối trọng với sức ép của khung vòm có sườn, đắp nổi cho các bức tường đỡ mái. Do đó, những bức tường của các nhà thờ Gô-tích trông có vẻ như bay vút lên cao một cách thoải mái, và ánh sáng tràn ngập vào bên trong qua những cửa sổ kính màu to lớn. Nhà thờ chính tòa ở Loan tại miền Bắc nước Pháp là biểu hiện của phong cách Gô-tích thời kỳ đầu. Phong cách Gô-tích cao độ của cuối thời kỳ Trung cổ được thể hiện với sự trang trí tinh vi hơn, có thể thấy được ở các nhà thờ chính tòa tại Amiens, Chartres và Reilns.
Thời kỳ Phục hưng và Tân Cổ điển
Francois I, người đã thuê những nghệ sĩ Ý cải thiện nhà nghỉ của mình ở Fontainebleau, cũng đặt làm lâu đài Chambord và bổ sung cho cung điện Louvre, trong đó kết hợp những chủ đề Gô-tích rực rỡ của Pháp với các khía cạnh của thiết kế Ý. Nhưng các vua chúa không phải là những người duy nhất xây dựng cung điện vào thời kỳ Phục hưng. Vì những nhà quý tộc Pháp rời khỏi Paris để đến vùng quê, họ cần phải có những nhà ở xa hoa phù hợp, và từ đó những lâu đài lớn đã mọc lên ở thung lũng Loire. Vào thế kỷ 17, Nicolas Fouquet, bộ trưởng tài chính của Louis XIV, đã đặt xây dựng tòa lâu đài Vaux-Le-Vicomte tráng lệ theo kiểu Ba-rốc. Vua Louis đã sử dụng nhóm kiến trúc sư, họa sĩ và nhà thiết kế vườn hoa đó để mở rộng tòa nhà của mình ở Versailles. Ông đã dời đến đó vào năm 1672, chuyển cả bộ máy chính quyền của Pháp ra khỏi thủ đô cũ. Nơi đây ông đã đặt xây dựng nơi ở hoàng gia lớn nhất thế giới, một cung điện cực đẹp đầy những pha lê, gương phản chiếu và vàng, bao quanh bởi những vườn cây ngay hàng thẳng lối.
Sự ra đời của chủ nghĩa Tân Cổ điển được minh họa bằng tòa nhà Eglise Ste-Geneviève hùng vĩ của ,Jacques-Germain Soumot ở Paris (1757), sau đó được sử dụng cho mục đích thế tục vào thời kỳ cách mạng và rồi được khánh thành trở lại thành điện Panthéon. Đây là nơi nghỉ ngơi của Voltaire và Rousseau. Phong cách này đã thống trị tại Pháp từ 1804 đến 1814.
Thế kỷ thứ 19 với Haussmann
Thành phố Paris ngày nay đã được xây dựng lại dưới sự chỉ đạo của Baron Georges-Eugène Haussmann. Từ 1852 đến 1870, Haussmann đã biến Paris từ một thành phố thân mật thời Trung cổ thành một nơi thị tứ hiện đại. Được Napoieon III ủy nhiệm để hiện đại hóa thành phố này, Haussmann đã thiết kế những đại lộ thẳng tắp xuyên qua những khu rối rắm và những lối đi nhỏ hẹp của Paris cũ, tạo thành một mạng lưới những đại lộ thống nhất. Những con đường lớn này được thiết kế không những chỉ để gia tăng lưu lượng hàng hóa và con người, mà còn để biến Palis thành một công trình nghệ thuật, phản ánh sự thanh lịch của phong cách thời Đế Quốc Thứ hai. Không phải là ngẫu nhiên, những đại lộ này còn có tác dụng ngăn chận những cuộc khởi nghĩa, hạn chế tác dụng của những chướng ngại vật phòng thủ.
Kỹ thuật đã đi vào kiến trúc từ cuối thế kỷ 19, như trường hợp Gustave Eiffel và kiến trúc sư Louis-Auguste Boileau thiết kế chợ Le Bon, một đang cửa hàng tổng hợp đầu tiên tiên thế giới. Tháp Eiffel ngày nay là một điểm được yêu thích nhất trong nước Pháp. Phong cách trang trí công phu và có Sự phối hợp hữu cơ của Tân Nghệ thuật đã được phát triển vào cuối thế kỷ 19. Đặc điểm sắt thép đặc trưng của phong trào này có thể thấy rõ nét nhất ở Paris, nơi những trạm xe điện ngầm nhô lên khỏi vỉa hè.
Sự Hiện đại và Cảnh khổ vùng Ngoại ô của Thế kỷ 20
Giữa hai cuộc thế chiến, những kiến trúc sư cấp tiến của Pháp bắt đầu kết hợp những loại vật liệu xây dựng lưới vào các thiết kế của họ. Một người Thụy Sĩ sống và xây dựng ở Paris, Charles-Edouard Jeanneret, là người tiên phong trong kết cấu bê tông cốt sắt. Những năm sau chiến tranh không mấy thuận lợi đối với nền kiến trúc và sự phát triển đô thị ở bờ biển phía Bắc nước Pháp. Bị hư hại nặng sau Thế chiến thứ II, Le Havre, Dunkerque và Calais đã hối hả xây dựng lại bằng những khối bê tông đáng ghét. Paris cũng đầu hàng trước sự quyến rũ rẻ tiền của xi măng. Những dự án lớn đã được ra đời với mục đích tạo nhà ở vừa túi tiền cho mọi người, những từ đó cũng đồng nghĩa với cảnh khổ ngoại ô, sự phân biệt chủng tộc và sự bóc lột những người nghèo nhập cư. Những tòa nhà chọc trời đã bị đày ải đến khu ngoại ô thương mại La Défense, khu Grande Arche, một khối vuông rỗng tuếch dùng làm văn phòng nằm ngang hàng với Khải Hoàn Môn.