MỸ THUẬT
Những Tác phẩm thời Trung cổ
Hầu hết những tác phẩm thời Trung cổ còn sót lại của Pháp mô tả những người thường đi lễ nhà thờ vào thế kỷ thứ 12 và 13, với các chủ đề về tôn giáo. Vì thời đó hầu hết những người bình thường đều không biết đọc biết viết, những bức kính màu rực rỡ và những mặt tiền phức tạp bằng đá ở các nhà thờ tại Chartres, Reims và Sainte-Chapelle trong thành phố Paris được coi như những phiên bản lớn của Kinh thánh.
Các tu viện đã đưa nghệ thuật trang trí lên đỉnh cao, vì những thầy tu đã suýt ngày dùng thời gian của họ để thêm những bức trang trí vào các bản thảo. Ở Chantil1y vẫn còn lưu giữ cuốn Très Riches Heures du Duy de Berry, một cuốn sách kinh rất ngoạn mục, có những hình ảnh trang trí mô tả những người nông dân mở đầu cho thời kỳ Phục hưng ở phía Bắc. Trong thời kỳ Trung cổ, các nghệ sĩ đã hoàn thiện kỹ thuật dệt. Bức thảm Bayeux, dài 70 mét đã mô tả trận đánh Hastings, ngày nay vẫn còn lưu tại thị trấn Nolman. Bộ thảm thêu The Lay and the Unicom (Người Phụ nữ và Con Kỳ lân) thần bí của thế kỷ 15 ngày nay vẫn còn mê hoặc khách đến viếng tại Bảo tàng Ciuny tại Paris.
Thời kỳ Phục hưng
Được gợi cảm hứng từ những bức họa, bức điêu khắc và lối kiến trúc trong thời kỳ Phục hưng ở Ý, vào thế kỷ thứ 16 Pháp đã du nhập phong cách nghệ thuật của nước này. Francois đã chứng kiến làn sóng mới của nghệ thuật Ý trong chuyến công du của ông, và khi lên ngôi năm 15 15, ông đã quyết định là đã đến lúc đưa nước Pháp vào bản đồ nghệ thuật của thế giới. Ông đã tập hợp nhiều nghệ sĩ của ý để xây dựng lâu đài của mình tại Fontainebleau, và theo lời mời của ông, Leonardo da Vinci đã từ Florence đến, mang theo bức danh họa Mong Lia. Ngày nay một số bức phác họa của Da Vinci vẫn còn có thể được thấy tại Amboise. Rosso và Francesco Primaticcio đã đến Pháp vào thập kỷ 1530 và giới thiệu cho người Pháp về kỹ thuật kiểu cách của Ý.
Nghệ thuật Baroque và Rococo
Ý trở thành trọng tài về sở thích mỹ thuật của Pháp vào thế kỷ thứ 17, khi Louis XIV du nhập phong cách Baroque với lối trang trí mạ vàng và hết sức lòe loẹt vào cung điện của mình tại Versail1es. Tuy nhiên, những tác phẩm theo lối Baloque của Pháp còn bao gồm cả những bức họa mang tính hiện thực hơn của anh em Le Nain và Georgcs de La Tour, với sự thể hiện các sinh hoạt hàng ngày của con người. Nét hoa mỹ của nghệ thuật Baroque cũng bị khuất phục bởi các chủ đề kinh điển và những quang cảnh trong sáng của Nicolas Poussin, người đã may mắn được sự hỗ trợ của Học viện Hoàng gia. Dưới sự điều hành của viện trưởng Challes Le Blun, Học viện Hoàng gia, được thành lập năm 1648, trở thành trọng tài duy nhất về thị hiếu nghệ thuật. Học viên đã tổ chức các buổi họp nghệ sĩ hàng năm, tổ chức các cuộc triển lãm chính thức tại những sảnh đường của điện Louvre.
Đầu thế kỷ thứ 18 nước Pháp lại cho ra đời phong cách Rococo còn lòe loẹt, cầu kỳ hơn nữa. Để đáp ứng cho thị hiếu của giới quý tộc, Antoine Watteau đã vẽ về những buổi tiệc và các cuộc hẹn hò của giới này, và Francois Boucher vẽ về phong cảnh và những cô gái chăn cừu má đỏ. Elisabeth Vigée-Lebrun thì vẽ về những người giàu có và nổi tiếng; tác phẩm chân dung của Mare Antoinette và những đứa con của bà đang được trưng bày tại Versail1es.
Trường phải Tân Cổ điển và Trường phái Lãng mạn
Cuộc Cách mạng Pháp đã gợi cảm hứng cho các họa sĩ vẽ về những anh hùng trong thời đại của họ. Tác phẩm Death of Marat (Cái chết của Marat) của Jacques-Louis David đã thể hiện những nét đẫm máu của người lãnh đạo cách mạng. Triều đại của Napleon I chứng kiến sự ra đời của trường phái Tân Cổ điển, vì vị hoàng đế này muốn thể hiện đế quốc của ông ta cùng với những chiếc áo choàng màu tía của ông theo kiểu La Mã. Sau David, các họa sĩ, với tiền của Napoleon, đã vẽ những bức tranh lớn và đầy ấn tượng, thường là về vị hoàng đế như một anh hùng và thần thánh La Mã.
Những bức họa của Eugène Delacroix và một cú sốc đối với giới nghệ sĩ trong thập kỷ 1820 và 1830. Tác phẩm Liberty Leading the People (Sự Tự do Lãnh đạo Con người), và The Death of Sardanapalus (Cái chết của Sardanapalus) đã thể hiện một cảm giác khác thường về màu sắc và một khuynh hướng nghiêng về dạng kịch mê-lô. Delacroix tiếp tục vẽ hàng loạt tranh theo phong cách Moroco, và chẳng bao lâu sau ông đã chia sẻ lãnh địa của mình với một họa sĩ khác là Jean-Auguste-Dominique Ingres. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ingres là bức vẽ cô gái khỏa thân, La Grande Odalisque (Người Cung nữ Vĩ đại).
Trường phái Hiện thực và Trường phái ấn tượng
Nếu như cuộc cách mạng năm 1789 dẫn tới một nghệ thuật với ý thức chính trị thì cuộc cách mạng năm 1848 khơi ngòi cho một nền nghệ thuật với ý thức xã hội. Những họa sĩ hiện thực như Gustave Courbet đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tôn vinh những khía cạnh 'thấp kém' của cuộc sống nông dân. Tác phẩm Burial at Ornams (Cuộc Mai táng tại Ornans) của ông đã gây ra nhiều dư luận khi được trưng bày lần đầu vì nó sử dụng những tấm vải lớn kết hợp với lối vẽ lịch sử để mơ tả quang cảnh đơn giản của một ngôi làng. Người cùng trường phái hiện thực với ông là Jean Millet đã nói lên phẩm giá của người nông dân, giá trị trong công việc của họ, cùng với nét đơn giản thôn dã trong cuộc sống của họ.
Một nhóm họa sĩ khác vào giữa thế kỷ 19, đặc biệt và Camil1e Corot và Théodore Rousseau, đã mô tả về những chủ đề thôn quê từ sự quan sát trực tiếp trong khi chú ý đặc biệt đến ánh sáng và không khí trong tranh. Edouard Manet đã mở đường cho việc chuyển trường phái hiện thực của Courbet thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là trường phái ấn tượng, bằng cách san bằng những nét đánh bóng tinh tế và luật phối cảnh của lối vẽ kinh viện và chuyển trọng tâm vào kết cấu và màu sắc của bức tranh. Bức vẽ chân dung một cô gái điếm trong tư thế khỏa thân không hề bối rối trong tác phẩm Oplympia và việc phục hồi lại các tư thế cổ điển của ông trong tác phẩm Déjeuner sur l' herbe đã làm chướng mắt các đồng nghiệp của ông, nhưng lại giúp cho ông chiếm vị trí trung tâm trong cuộc họp nghệ sĩ Refusés năm 1863.
Đến cuối thập kỷ 1860 nguyên tắc thẩm mỹ mới của Manet đã đón đường cho Claude Monet, Camille Pissarro và Pierre-Auguste Renoir, những người đã đi sâu hơn vào các kỹ thuật của trường phái ấn tượng. Họ đã nỗ lực để đạt đưa những cảm giác trực tiếp; màu sắc được dùng để tạo ra những cảm giác trực quan khi chúng xuất hiện trước tầm mất, và ánh sáng trở thành chủ đạo. Việc nghiên cứu những đống cỏ khô và nhà thờ chính tòa Rouen của Claude Monet đã giúp ông phát hiện ra những khoảnh khắc ánh sáng khác nhau đã làm biến đổi đối tượng như thế nào. Tác phẩm Impression: Soleil Levant của ông đã làm cho một nhà phê bình có ý nhạo báng đặt cái tên chung cho giới họa sĩ này là 'Những họa sĩ ấn tượng' sau cuộc trưng bày đầu tiên của nhóm này vào năm 1874. Cái tên đó đã trở thành cố định, và phong trào ấn tượng tiếp tục gợi cảm hứng để cho ra đời những cô vũ nữ và những con ngựa đua của Edgar Degas, những đường phố Paris trong cơn mưa của Gustave Caillebotte, và những phụ nữ của Belthe Morisot. Ảnh hưởng của trường phái ấn tượng lan sang cả lĩnh vực điêu khắc, khi Auguste Rodin sáng tác những bức tượng đồng bằng kích thước người thật.
Chủ nghĩa Hậu ấn tượng
Những người thừa kế của truyền thống ấn tượng đã được gán cho cái tên là Hậu ấn tượng. Paul Cézanne làm việc ở Aix-En-Provence và tạo ra những tác phẩm chân dung lớn bằng người thật và những bức vẽ phong cảnh theo lối hình học, sử dụng các màu cam, vàng nhũ và lục, cùng với những khối màu hình học đậm nét. Georges Seurat còn đi xa hơn nữa với kỹ thuật 'vẽ bằng chấm màu', một phong cách trong đó hàng ngàn chấm màu li ti hòa quyện với nhau để làm thành một bức tranh đồng nhất dưới mắt người xem.
Paul Gauguin thì sử dụng những khối màu lớn và phẳng với nét đậm xung quanh để vẽ những cảnh nguyên thủy ở Brittany, Arles, Tahiti và Martinique. Ông đã đến Arles để tham gia với người bạn là Vincent Van Gogh, một họa sĩ Hà Lan đã đến miền Nam nước Pháp để tìm kiếm ánh sáng, màu sắc và những hình ảnh mới. Sự nghèo đói và căn bệnh tâm thần đã ám ảnh suýt cuộc đời ngắn ngủi của Van Gogh đã thể hiện trong các tác phẩm của ông. Người bị hành hạ tương tự như vậy trong nghệ thuật và cuộc sống là Henri de Touiouse-Lautrec, một người thuộc dòng dõi quý tộc bị tàn tật vì bệnh xương và một tai nạn cúc còn nhỏ. Những bức tranh lớn đầy ấn tượng của ông, có nhiều bức được trưng bày tại thị trấn quê nhà ở Albi, đã thể hiện cuộc sống về đêm rực rỡ và dâm dật của thành phố Paris thế kỷ thứ 19.
Vật vã với kỹ thuật 'vẽ bằng chấm màu', trong một chuyến đi đến Collioure ở vùng Languedoc, Henri Matisse đã bỏ kỹ thuật này và bắt đầu nặn màu từ ống thuốc màu trực tiếp lên mặt vải. Phong cách hung hăng này đã được gọi bằng cái tên và Fauvism (lấy từ chữ 'fauves', trong tiếng Pháp có nghĩa là thú hoang), và đây là đặc trưng của tác phẩm The Dance (Cuộc Khiêu vũ) của Matisse.
Xu hướng Lập thể và Trường phái Paris
Họa sĩ của trường phái 'Fauve' trước kia và Georges Braque và họa sĩ sinh tại Tây Ban Nha là Pabio Picasso đã phát triển xu hướng Lập thể, một kỹ thuật vẽ trên vải với những mặt phẳng được chuyển màu dần dần từ nhạt sang đậm. Bằng cách chuyển những vật thể trong đời sống hàng ngày - trái cây, đồ thủy tinh, chai lọ, báo chí - vào những mặt phẳng cắt chéo, Braque và Picasso đã tìm cách phân tích không gian hội họa như một hệ thống chồng chéo của những mảng bóng hình học. Sau khi phát triển xu hướng Lập thể vào giữa thập kỷ 1910, sự nghiệp của Braque và Picasso bắt đầu chuyển hướng. Picasso trở thành họa sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20, luôn đổi mới và phá vỡ những nền lảng nghệ thuật mới. Sự nghiệp của ông, trải đài suýt mấy thập kỷ và qua nhiều phong trào, đã được ghi nhận lại trong Bảo tàng Picasso tại Paris và tại Bảo tàng Picasso Antibes ở vùng duyên hải xinh đẹp Trong các thập kỷ 1920 và 1930, Picasso là ngôi sao sáng chói nhất trong số những họa sĩ thiên tài đã đến Paris từ khắp thế giới.
Trường phái Dada và Chủ nghĩa Siêu thực
Cảm giác mất mát và vỡ mộng 1an tràn khắp châu Âu sau Thế chiến thứ I đã làm phát sinh một nhóm họa sĩ chối bỏ nền văn hóa tư sản đã dấy lên cuộc chiến. Tình trạng vô chính phủ và vô nghĩa của phong trào Dada được thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm của Malcel Duchamp, người đã trộn lẫn các quy ước của nghệ thuật bằng cách vẽ thêm râu vào một bản sao của bức Mong Lia và ký tên lên một chiếc bô, coi như một tác phẩm nghệ thuật cao cấp!
Còn mục tiêu của chủ nghĩa Siêu thực là một sự kết hợp của những điều mơ mộng và tưởng tượng với thế giới của cuộc sống hàng ngày trong một sự hiện thực tuyệt đối, siêu thực tuyệt đối theo nhà thơ và là người dẫn đầu phong trào này, Andrê Breton. Những bức họa về những người đàn ông đội mũ quả dưa của Ren Magritte, những kết cấu và khuôn mẫu của Mai Ernst, và những chiếc đồng hồ nóng chảy của Salvador Dali là những tác phẩm đã xuất hiện tại Paris.