NAMIBIA - ĐỒNG BẰNG LỚN
1. Nguồn gốc tên gọi
Namibia có tên đầy đủ là “Cộng hòa Namibia”, nằm ở tây nam châu Phi, tây giáp Đại Tây Dương.
Namibia tên gọi cũ là “Tây Nam Phi”. Năm 1890, người Đức chiếm vùng đất này, hoạch định lại biên giới hiện hữu, chiếu theo vị trí địa lí mà đặt tên thành “Tây Nam Phi thuộc Đức”. Tên “Tây Nam Phi” từ đó được sử dụng tiếp tục từ năm 1920 đến năm 1968. Thập niên 60 của thế kỷ XX, nhân dân bản địa quyết liệt yêu cầu đặt lại tên nước bằng một cái tên của người Phi - Namibia. Ngày 12 tháng 6 năm 1968, Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị, thể theo nguyện vọng của nhân dân bản địa mà đổi tên thành “amibia”.
Tên gọi “Namibia” do chuyển từ tên “Namibu” trong tiếng Huotundu mang nghĩa “đồng bằng lớn”, nguyên là cách xưng hô của người Huotundu đối với vùng đất đồng bằng khô cằn phía đông Swakepumond và vịnh Walwis, về sau trở thành tên phổ thông chỉ vùng sa mạc rộng lớn này.
Ngày 26 tháng 8 năm 1966, nhân dân Tây Nam Phi tổ chức lực lượng vũ trang tiến hành chiến tranh du kích, phản đối chính quyền thực dân Nam Phi, giành độc lập dân tộc. Ngày 24 tháng 8 năm 1973, Ủy ban về Namibia của Liên Hiệp Quốc đề xuất báo cáo tên Đại hội đồng lần thứ 28, kiến nghị ngày 26 tháng 8 mỗi năm là “ngày Namibia” và được phê chuẩn. Ngày 1 tháng 4 năm 1989, nhân dân Namibia trải qua 23 năm đấu tranh gian khổ cuối cùng mới thật sự đón nhận được hòa bình.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình chữ nhật. Góc trên bên trái lá cờ là hình tam giác màu lam, góc dưới bên phải là hình tam giác màu lục, một dải sọc nền đỏ viền trắng từ góc dưới trái lá cờ đi chéo qua giữa lá cờ đến góc trên bên phải lá cờ. Trong hình tam giác màu lam có mặt trời vàng với 12 tia sáng. Mặt trời tượng trưng cho sự sống và năng lực của nhân dân, màu vàng biểu thị sự ấm áp, bình nguyên của nước này, và là màu của sa mạc, màu lam tượng trưng cho trời và tầm quan trọng của trời xanh, tài nguyên nước và tài nguyên biển; màu đỏ tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng và niềm tin, hy vọng vào tương lai, màu trắng tượng trưng cho hòa bình và thống nhất, màu lục tượng trưng cho cây cối và nông nghiệp. Trong thế chiến thứ nhất, Nam Phi chiếm Tây Nam Phi (South West Africa). Năm 1960, nhân dân Tây Nam Phi tiến hành đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc. Năm 1968, Tây Nam Phi đổi tên thành Namibia, chính thức sử dụng quốc kỳ này.
· Quốc huy
Trung tâm là hình tấm lá chắn. Trên mặt tấm lá chắn là hình quốc kỳ nước này. Hai bên tấm lá chắn có hai con linh dương châu Phi đứng giữ. Linh dương tượng trưng cho dũng khí, đẹp đẽ và tự hào..., phía trên tấm lá chắn là một con chim ngư ưng, mắt chim ngư rất tinh, tượng trưng cho người lãnh đạo Namibia có tầm nhìn xa và sáng suốt. Phía dưới tấm lá chắn có một khoảng đất màu vàng, tượng trưng cho vùng đất người dân Namibia sinh tồn. Trên khoảng đất này còn có cây cối xanh tươi, biểu thị nguồn tài nguyên của đất nước. Phần đáy quốc huy có một dải trang trí màu trắng, trên đó có dòng chữ với nghĩa là: “Thống nhất, Độc lập, Chính nghĩa”.
3. Quốc ca