Tài liệu: New Zealand - Núi lửa và động đất ở New Zealand

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

New Zealand nằm dọc theo ranh giới giữa Thái Bình Dương và mảng kiến tạo Indo -Úc, do đó có những hoạt động núi lửa và động đất. Ngọn núi lửa hoạt động nhất ở đây, phun
New Zealand - Núi lửa và động đất ở New Zealand

Nội dung

Núi lửa và động đất ở New Zealand

New Zealand nằm dọc theo ranh giới giữa Thái Bình Dương và mảng kiến tạo Indo c, do đó có những hoạt động núi lửa và động đất. Ngọn núi lửa hoạt động nhất ở đây, phun lửa theo chu kỳ 6 hoặc 7 năm, và núi Ngauruhoe ở Đảo Bắc (cao 2.291 mét). Phần lớn đá bọt nằm ở Đảo Bắc đã được phun ra tại Taupo vào năm 200 sau Công nguyên. Những trận động đất nhỏ là rất phổ biến, xảy ra mỗi năm vài trận, và những trận lớn với 7 độ Richter xảy ra cứ 8 hoặc 9 năm một lần. Sau trận động đất lớn làm 5 người chết vào năm 1855, người ta đã cho rằng Wellington không đủ mức ổn định để làm thủ đô. Thiên tai có sức tàn phá lớn nhất đã ảnh hưởng đến người Maori trong thời hiện đại là trận phun lửa của núi Tarawera năm 1886. Những làng mạc ở gần núi lửa đã bị chôn vùi và 153 người đã thiệt mạng.

Bộ Dân phòng và Quản lý Cấp cứu, thành lập năm 1999, đã đưa ra các chính sách về thiên tai. Học viện Địa lý và Khoa học Hạt nhân đã giám sát các trận địa chấn, lở đất, sóng do địa chấn gây ra và các hoạt động núi lửa. Cơ quan này lưu trữ 19 cơ sở dữ liệu bao gồm các mặt cổ sinh vật học, khoáng vật học và địa vật lý, và điều hành dịch vụ theo dõi các nguy cơ trên cơ sở mạng. Hội đồng Động đất sẽ tự động bảo hiểm những bất động sản của người đần trước các thiên tai khi họ mua bảo hiểm cho căn nhà của họ.

Năm 1931 một trận động đất lớn đã xảy ra tại vịnh Hawke's, làm cho 258 người thiệt mạng. 11.000 người đã được sơ tán ra khỏi khu vực Napier, Hastings và vùng phụ cận. Chi phí để cứu chữa và tái thiết lên tới 38 triệu NZ$. Khu vực này, nằm ở bờ biển phía Đông của Đảo Bắc, đã bị nâng cao lên 2 mét, và vẫn tiếp tục cao lên mỗi năm 1 cm. Vào tháng 12 năm 1953, những mảnh vụn dung nham ở Tangiwai tại Đảo Bắc đã quét đi một chiếc cầu đường sắt và một đoàn xe lửa, gây thiệt mạng cho 151 người.

New Zealand là tập trung nhiều nhất trên thế giới những núi nửa trẻ và những mảng khoáng chất dung nham. Đất nước này, cùng với Indonesia, dẫn đầu thế giới về số lượng những miệng núi lửa, vốn là những đặc điểm chính của các núi lửa.

NÚI LỬA TARANAKI (EGMONT)

Vị trí: 39,3 độ vĩ Nam, 174,l độ kinh Đông

Độ Cao: 2.518 mét

Núi Egmont bắt đầu hình thành từ 70.000 năm trước. Khoảng 35.000  năm trước, một khối hình nón tương tự như ngọn núi hiện nay đã được tạo thành. Khoảng 25.000 năm trước, phần phía Bắc của khối hình nón bị sụp. Sự sụp đổ lần thứ hai xảy ra trong khoảng từ 16.100 năm đến 6.970 năm về trước. Lần sụp đổ gần đây nhất cách nay 6.970 năm. Núi Egmont đã phun lửa ít nhất 8 lần trong vòng 6.000 năm qua. Hầu hết những lần phun này đều có nổ và hình thành một miệng phun ở giữa. Lần phun lửa gần đây nhất của núi Egmont là vào năm 1755.

NÚI LỬA RAOUL

Vị trí: 29,27 độ vĩ Nam, 177,92 độ kinh Tây

Độ cao: 516 mét

Núi lửa Raoul nằm ở khu đảo Kermadec. Raoul có đang gần như khối tam giác, với diện tích 29,25 km2. Ở trung tâm của đảo có một miệng núi lửa lớn. Miệng này rộng đến 3,3 km. Một miệng núi lửa thứ hai nằm ở sườn của vách đá bao quanh đảo. Miệng núi lửa thứ ba nằm ở phía Đông của đảo.

Đảo Raoul bao gồm những loại vật liệu phun từ nhiều miệng núi lửa khác nhau. Hầu hết các vật liệu của những lần phun trước và đá andesite. Một lớp đá bọt của những lần phun về sau đã che phủ lớp đá andesite. Raoul đã phun tất cả 14 lần. Lần gần đây nhất xảy ra vào năm 1965.

 

NÚI LỬA RUAPEHU

Vị trí: 39,28 độ vĩ Nam, 175,57 độ kinh Đông

Độ cao: 2.797 mét

Ruapehu là ngọn núi cao nhất ở Đảo Bắc, là một núi lửa lớn với dung nham tạo thành đá andesite. Miệng đang hoạt động của nó hiện nay là một miệng hồ dạng axit ở gần đỉnh. Núi lửa này có kích thước 110 km3 và vành đai đồng bằng xung quanh nó cũng có kích thước tương tự.

Núi lửa này bất đầu hình thành từ hơn 120.000 năm về trước. Trong núi lửa Ruapehu có các miệng Tc Herenga, Wahianoa và Mangawhero và Whakapapa. Miệng Whakapapa hình thành sau thời kỳ sông băng (khoảng 15.000 năm trước).

 

TRUNG TÂM NÚI LỬA OKATAINA

Vị trí: 38,22 độ vĩ Nam, 176,5 độ kinh Đông

Độ cao: 1.111 mét

Trung tâm núi lửa Okataina bao gồm miệng núi lửa Haroharo và những quần thể các đỉnh núi đá rhyolite Haroharo và Tarawera. Miệng núi lửa có hình dạng con sò, được hình thành cách đây từ 250.000 năm đến 50.000 năm. Trong vòng 10.000 năm vừa qua, các loại dung nham đã lấp  đầy phần lớn miệng này.

Ở miệng núi lửa Horahora, tất cả dung nham lộ trên miệng có tuổi dưới 20.000 năm. Tất cả 11 miệng phun ở mặt ngoài đều có tuổi dưới 9.000 năm. Những lần phun gần đây nhất xảy ra vào các năm 5300, 2880 và 1490 trước Công nguyên.

Quần thể núi lửa Tarawena phun lần đầu tiên vào năm 1886. Lần phun này từ một loạt các miệng núi kéo đài 8 km và trải rộng thêm 9 km về phía Tây Nam. Những miệng phun ở phía Tây Nam đã hình thành khu vực lòng chảo của hồ Rotomohana. Dung nham phun ra đã tạo thành một khối tro có thể tích 1,3 km3. Đám mây dung nham đạt tới độ cao 10 km trên miệng núi lửa. Thời gian cực thịnh của vụ phun này kéo dài đến 4 giờ. Trong thời gian này khoảng 2km3 dung nham đã phun ra. Những ngôi làng Te Ariki, Moura và Te wairoa đã bị chôn vùi, trong đó có 153 người bị thiệt mạng. Đây là một trong những trận phun núi lứa kinh khủng nhất trong lịch sử.

 

NÚI LỬA ĐẢO WHITE

Vị trí: 37,52 độ vĩ Nam, 177,18 độ kinh Đông

Độ cao: 321 mét

Đảo White là đỉnh của hai núi lửa kép và là một trong số những núi lửa hoạt động nhất của New Zealand. Tính từ năm 1826, ở đây đã có 35 trận phun lửa từ nhỏ đến vừa. Năm 1914 một trận lở đất đã làm thiệt mạng 11 người tại một mỏ lưu huỳnh. Hiện nay núi lứa này không còn hoạt động.

 

NÚI LỬA NGAURUHOE

Vị trí: 39,15 độ vĩ Nam, 175,63 độ kinh Đông

Độ cao: 2.291 mét

Ngauruhoe là một núi lứa có hình đáng đẹp nằm bên mép khối núi Tongariro. Ngauruhoe là núi lửa hoạt động nhất của New Zealand với 61 lần phun kể từ năm 1839.

 

NÚI LỬA RUAPEHU

Vị trí: ở Cao nguyên Trung tâm, Đảo Bắc

Núi Ruapehu là núi lửa lớn nhất và cao nhất của New Zealand (độ cao 2.800 mét). Núi này nằm trong khu vực Công viên Quốc gia Tongariro nơi các núi lửa Tongariro và Ngauruhoe tọa lạc. Một con đường dẫn lên hai phần ba đỉnh núi và từ đây có cáp treo để đi tiếp, cuối cùng là khoảng 3 giờ để leo lên đến đỉnh.

 

TRUNG TÂM NÚI LỬA TONGARIRO

Vị trí: 39,1 độ vĩ Nam, 175,7 độ kinh Đông

Độ cao: 1.978 mét

Tongariro là một núi lửa tổng hợp, được hình thành từ một số đỉnh núi lửa hình chóp nón. Phần lớn của trung tâm núi lửa này được tạo thành từ 4 khối núi: Kakaramea, Phang, Tongariro và Ruapehu. Maungkatote và  Hauhungatahi là hai trung tâm phun lửa nhỏ hơn.

Người ta đã thống kê lịch sử phun lửa của núi Tongariro trong vòng 75.000 năm qua như sau: từ 22.500 năm đến 10.000 năm về trước: có 1 trận phun lửa với khối lượng lớn và tầm phun rộng; từ 10.000 năm đến 9.700 năm về trước: phun rất thường xuyên (ít nhất một trận trong vòng 50 năm) với khối lượng lớn và tầm phun rộng; từ 9.700 năm về trước cho đến nay: thường xuyên với khối lượng nhỏ và tầm phun gần.

NÚI LỬA PUKEKALKOIRE

Vị trí: 39,15 độ vĩ Nam, 175,6 độ kinh Đông

Độ cao: 2.291 mét

Đỉnh Pukekaikoire là một phần của khối núi Tongariro. Núi này có 14.700 năm tuổi, là núi có tuổi lớn nhất trong số những núi lửa trẻ ở Tongariro. Núi lửa Ngauruhoe nằm phía bên trái của núi lửa này. Cả núi Ngauruhoe và núi Pukekaikoire đều ở trong khu vực Công viên Quốc gia Tongariro tại Đảo Bắc.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2139-02-633493182595937500/Dia-ly/Nui-lua-va-dong-dat-o-New-Zealand....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận