Tài liệu: Ngân Hà - Tinh Hệ của chúng ta

Tài liệu
Ngân Hà - Tinh Hệ của chúng ta

Nội dung

 

NGÂN HÀ - TINH HỆ CỦA CHÚNG TA

(Miêu tả đầu tiên)

 

Nếu chúng ta tưởng tượng rằng, có một mặt phẳng đi qua vùng không gian sao vào cõi vô tận, và giả sử rằng tất cả các sao và quần sao đều dồn về mặt phẳng này sao cho vị trí của chúng nằm gần mặt phẳng đó hơn các vùng khác thì từ mặt phẳng đó, con mắt ta phóng lên sẽ nhìn thấy trên vòm trời một quần thể dày đặc nhất có dạng một chiếc đai rất sáng. Trong cái đai này, tập trung vô số các vì sao mà vì sự dày đặc biểu kiến sẽ tạo thành một dải lấp lánh đồng đều màu trắng nhạt, tóm lại, dải đó chính là Ngân Hà.

Chúng ta với đầy đủ cơ sở có thể cho rằng tất cả các Mặt Trời trong Ngân Hà, kể cả Mặt Trời của chúng ta, tạo thành một hệ thế giới, được xây dựng trên một phạm vi rộng lớn theo những quy luật giống như những quy luật xây dựng nên thế giới hành tinh của chúng ta trên một phạm vi nhỏ. Tất cả các mặt trời này cùng với các vệ tinh của chúng có một tâm đối với tất cả các quỹ đạo của chúng và chỉ vì khoảng cách quá lớn không đo được và thời gian quay quá lâu nên dường như chúng không hề thay đổi vị trí, mặc dù một vài sự dịch chuyển của chúng đã được quan sát thấy. Đường đi  của những thiên thể khổng lồ này đi qua gần một mặt phẳng chung mà từ đó chúng sẽ không chệch ra quá xa, còn các sao nhìn thấy rõ ngoài Ngân Hà và thưa thớt hơn nhiều thì chuyển động giống như sao chổi của thế giới hành tinh chúng ta.

Để hiểu rõ hơn về tính chất của mối liên hệ tổng thể ngự trị trong Ngôi nhà thế giới này, chúng ta hãy thử làm rõ nguyên nhân khiến các vì sao phân bố trên cùng một mặt phẳng. Lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động không chỉ trong một vòng tròn hẹp của thế giới hành tinh và sao chổi. kết quả của sự xích lợi gần nhau một cách liên tục và không bị cản trở là tất cả hệ thế giới sớm hay muộn sẽ tạo thành một khối duy nhất, và thảm hoạ này không thể bị đẩy lùi nếu trong hệ hành tinh của chúng ta không có tác động của lực ly tâm. Lực này kết hợp với lực hấp dẫn khiến các thiên thể vĩnh viễn chuyển động theo vòng tròn, tránh cho chúng khỏi rơi theo đường thẳng. Nhờ đó mà Ngôi nhà thế giới được bảo vệ tránh khỏi bị phá huỷ và có thể tồn tại mãi mãi.

Nếu có một tinh hệ nằm trên một mặt phẳng giống như trên Ngân Hà thì người quan sát từ một vị trí rất xa bên ngoài nó với một góc nhìn hẹp sẽ thấy nó có dạng một đốm nhỏ chiếu sáng yếu - cái đốm ấy có hình rất tròn khi mặt phẳng hướng về phía con mắt quan sát, có hình elip khi nhìn từ bên cạnh. Ánh sáng yếu, hình dạng và đường kính lớn là những đặc điểm dễ phân biệt của một đối tượng như vậy. Và các đốm như vậy đã được ngành thiên văn phát hiện từ lâu, nhưng ý kiến về nó của các nhà thiên văn lại rất khác nhau.

Những ai nghiên cứu các lĩnh vực thiên nhiên khác nhau một cách có phương hướng và kế hoạch sẽ khám phá ra những đặc điểm mà thường bị bỏ qua khi nghiên cứu không theo trình tự và không có hệ thống.

(Theo sách "Lịch sử tự nhiên tổng quát và học thuyết bầu trời" của lmmanuen Kant, năm 1755).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/468-02-633330536188993750/Thien-ha-cua-chung-ta/Ngan-Ha---Tinh-He-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận